Danh mục tài liệu

Một vài khía cạnh văn hóa, xã hội của nông thôn qua kết quả nghiên cứu xã hội học - Chung Á

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.14 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một vài khía cạnh văn hóa, xã hội của nông thôn qua kết quả nghiên cứu xã hội học" giới thiệu một vài khía cạnh văn hóa, xã hội của nông thôn như: Đời sống vật chất của nông dân, đời sống tin thần, sự nghiệp giáo dục ở nông thôn, vấn đề dân số, y tế và bảo vệ sức khỏe của nhân dân,...


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài khía cạnh văn hóa, xã hội của nông thôn qua kết quả nghiên cứu xã hội học - Chung ÁXã hội học, số 2 - 1991 1 MỘT VÀI KHÍA CẠNH VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA NÔNG THÔN QUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC CHUNG Á * Từ sau Đại hội lần thứ Vi của Đảng Cộng sản Việt Nam trở lại đây, cùng với sự chuyển mình của đất nước,nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng. Sự nghiệp Đổi mới và chủ trương Khoán 10 đã thổimột luồng gió mới lên toàn bộ nông thôn Việt Nam. Những người nông dân phấn khởi hơn, quyết tâm hơn tronglao động sàn xuất nông nghiệp. Họ gắn bó hơn với ruộng đồng, họ đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và tiền của hơncho mành ruộng nhận khoán. Nông dân cảm thấy dễ chịu hơn trong bàu không khí dân chủ, tuy mới bước đầuvà chưa hoàn toàn triệt để. Đời sống nông dân khá dằn lên. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xãhội được củng cố một bước. Những vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội liên quân đốn nông thôn, tác động trực tiếp đến nông dân, thúc đẩysản xuất nông nghiệp phát triển, là những vấn đề hết sức toàn diện và rộng lớn. Trong khuôn khổ của bài viếtnày, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích một vài khía cạnh về văn hóa - xã hội nông thôn, những khía cạnh ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống, tư tưởng tình cảm, sản xuất và đến định hướng phát triển của nông dân. Những số liệutrong bài viết này là kết quả của các cuộc điều tra xã hội học về nông thôn mà Trung tâm Xã hội học - Tin họccủa Học viện Nguyễn .ái Quốc đã tiến hành ở Hải Hưng cũng như kết quả của các cuộc điều tra dân số, nghiêncứu về nông dân Hải Phòng, các công trình nghiên cứu về nông thôn và nông dân được tiến hành trong thời giangần đây của một số cơ quan nghiên cứu khoa học khác. 1. Về đời sống vật chất của nông dân. Khi nghiên cứu về nông thôn và nông dân, chúng tôi đặt mối quan tâm hàng đầu của mình vào việc tìm hiểuvề đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nông dân. Sở dĩ như vậy vì tất cả những vấn đề đó là kết quả củaquá trình sản xuất nông nghiệp, là hệ quả của các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông dân. Trước hết, chúng ta hãy nghe nông dân tự đánh giá về đời sống vật chất của gia đình mình. Chúng tôi đã phỏng vấn 2.213 hộ nông dân của 4 huyện, 10 xã ở Hải lưng bằng câu hỏi: Xin ông (bà) vuilòng cho biết đời sống của gia đình ông (bà) hiện nay? Kết quả như sau: có 26,75% tự nhận là thiếu thốn và rấtthiếu thốn. Theo các điều tra viên thì đây là những hộ thật sự nghèo và rất nghèo. Tuy nhiên, có đến quá nửa sốhộ (62,45%) tự nhận là bình thường, đó là những hộ không thiếu đói, nhưng nhà cửa cũng tuềnh toàng, đồ dùnggia đình ngoài giường, tủ, bộ bàn ghế và chiếc xe đạp, không còn thứ gì khác. Chúng tôi cũng liệt các hộ giađình này thuộc diện nghèo. Như vậy, ước tính ở nông thôn hiện nay có từ 40-55% hộ có thể xếp vào điện nghèo.Ngoài ra 10,80% số hộ tự nhận là đầy đủ. So sánh vôi kết quả điều tra mẫu do Ban chí đạo trung ương của Hộiđồng Bộ trưởng điều tra ở 5 tỉnh tiêu biểu cho các vùng lớn của cả nước 1 , trong năm 1989 (bao gồm 7 huyện, 17xã, 6.457 hộ) thì kết quả thu được ở Hai Hưng cũng gần tương tự như vậy. * . Phó tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Xã hội học - Tin học , Học viên Nguyễn ái Quốc.1. Bao gồm các tỉnh: Hoàng Liên Sơn, trà Nam Ninh, Bình Dinh, Daklak và Cửu Long. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 Bảng 1 2 : Loại hộ Hộ Hộ loại Hộ loại Hộ Hộ loại loại II III loại V Tỷ lệ(%) 8,06, 10,34 26,54 45,62 9,44 Trong đó: - Hộ loại I (hộ giàu) : có mức thu nhập bình quân đầu nguồn tháng đạt 40.000 đ. - Hộ loại II (hộ khá): thu nhập bình quân 30.000 - 40.000 đ ltháng/người. - Hộ loại III (trung bình): 20.000 - 30.000 đ/tháng/người. - Hộ loại IV (nghèo): 10.000 - 20.000 đ/tháng/người. Hộ loại V (rất nghèo): dưới 10.000 đ/tháng/người. Kết quả trên cho thấy có 55,06% số hộ của 5 tỉnh điều tra thuộc diện hộ loại IV và V (hộ nghèo và rấtnghèo) . Để có cơ sở phân tích rõ hơn về đời sống nông dân, chúng ta tìm hiểu xem người nông dân đã sắm sửa đượcnhững đồ dùng gì trong gia đình của họ. Cuộc điều tra ở Hải Hưng cho thấy: 92,30% hộ có từ 1-2 xe đạp, 4,94% hộ có 3 xe đạp trở lên, 9,68% hộ có máy khâu, . 36,59% hộ có loa truyền thanh, đài 16,73% hộ có tivi 1 80% ...