
MỸ THUẬT ĐÔNG SƠN TRONG LĂNG MỘ NAM VIỆT VĂN ĐẾ (2000 NĂM TRƯỚC)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỸ THUẬT ĐÔNG SƠN TRONG LĂNG MỘ NAM VIỆT VĂN ĐẾ (2000 NĂM TRƯỚC) MỸ THUẬT ĐÔNG SƠN TRONG LĂNG MỘ NAM VIỆT VĂN ĐẾ (2000 NĂM TRƯỚC) Những đồ đồng Đông Sơn trong mộ Nam Việt Trong lăng mộ Triệu Muội một số lượng đồ đồng rất lớn đã được chôn theo, ước khoảng 600 hiện vật gồm nhiều đồ được dùng khi ông còn sống và một số đồ minh khí nhỏ. Về nhạc khí: một bộ thanh đồng 14 thanh, một bộ nữa chung (chuông) 14 cái; một bộ câu dược 14 cái có 8 cái khắc chữ “Văn Đế cửu niên”, đỉnh đồng 36 cái (đại bộ phận là của Mỹ thuật Đông Sơn). Có một đỉnh kiểu dáng Việt cao 54,5cm khắc hai chữ “Thái quan” là quan chịu nhiệm vụ lo ăn uống của nhà vua, trên miệng đỉnh cao, gồ hai quai to hình vuông không có trang trí. Một đỉnh nhỏ hơn cao 42cm dáng hơi khum trên miệng hai quai ở vai đỉnh cong lõm cao lên tạo dáng đỉnh cao và đẹp. Ba chân nổi gồ choãi cong ra phía ngoài, phần đầu chân bám vào đỉnh đúc nổi trang trí hoa văn dấu hỏi và hình học chữ U vuông, chân choãi vuông. Tạo dáng đỉnh rất hài hòa, khoẻ. Bình đồng có 9 cái, có một cái mạ vàng dáng tỳ bà (củ hành) có 3 vòng lõm, tạo bố cục phần đáy, thân, miệng. ở phần thân bình đúc nổi mặt thú, hoa văn tròn xoáy ốc, riêng mũi nổi to gồ ra có 1 vòng tròn lớn đeo vào làm hai quai xách. Một bình đồng dáng củ hành được bóp thành tứ diện, có nắp cũng tứ diện, trên mỗi mặt diện nắp đúc nổi 4 thuỷ quái (dạng macara). Thân bình có đúc nổi hai mặt thú có móc đồng ở mũi. Nói chung hình dáng của đỉnh, bình đồng phong phú khác nhau, đặc biệt một bình đồng trang trí cao 55,5cm là sự giao thoa văn hoá Tần Hán - Đông Sơn bằng những hình học tam giác, dấu hỏi xoáy tâm, kết hợp với trang trí hình khuất khúc với đặc điểm hoạ tiết tỉ mỉ dầy đặc. Bình có 4 quai ở trên phần vai gần cổ bình. Một đèn đồng rất đẹp, sang trọng dùng trong cung đình gồm ba bộ phận: chân đèn một đĩa hình vành khăn có 3 chân đúc nổi trang trí mặt linh thú. Thân đèn gồm: đĩa đựng dầu, đặt lọt trong đĩa chân đèn, hình ba con rắn, từ ba phía uốn cong ngẩng cao đầu ngậm một vành ngọc làm bệ, bao lấy một ống ngọc hình trụ có chân sâu xuống đĩa đựng dầu. Kiểu đèn rất độc đáo, đã tìm thấy ở Việt Nam tương tự, ở giữa là hình tượng người, hiện lưu giữ ở bảo tàng Guimet Paris. Các loại hộp hương (đốt trầm), trang trí hình học, các loại lò nướng thịt v.v. Một trống đồng lớn loại I tìm thấy trong mộ, trên mặt trống chạm khắc trang trí hình người nhẩy múa hóa trang, cầm khèn, đánh lục lạc, giã gạo, kho thóc.v.v... đã được minh hoạ lên bản dập phóng to trưng bày. Theo PGS TS Nguyễn Đỗ Bảo, trống đồng này hoa văn trang trí giống trống đồng Ngọc Lũ ở Hà Nam khi ông đến nghiên cứu mộ Triệu Muội ở Quảng Châu 1998. Thạp đồng Đông Sơn cũng rất đẹp, có nhiều kiểu dáng, chạm khắc khác nhau, dùng trong nhiều công năng. Nhiều họa tiết hình học phức hợp được trang trí mỹ thuật ở đẳng cấp cao, phục vụ cung đình, nhà vua. Những di vật này có một giá trị lịch sử đặc biệt, đồ của vua Việt. Số lượng thạp gồm 9 thạp hình thức mỹ thuật khác nhau. Có loại đồ đựng miệng loe không có nắp, có loại thạp miệng khum có nắp và quai xách. Về trang trí có loại đơn giản hình kỷ hà, hình xoắn, hình chữ S. Đặc biệt trên một chiếc thạp đồng cao 40,7cm được chạm cầu kỳ phức tạp như trống đồng và giống tương tự thạp Hợp Minh ở Yên Bái, cũng như giống thạp Barbier – Mueller ở Thuỵ Sĩ như đã nói ở trên. Trang trí thạp như sau: Thạp có nắp đậy, gờ miệng thạp cao lõm và phía trong. Phía dưới miệng thạp một dải băng trang trí 5 dải trang trí ở giữa lớn nhất hình vẽ hình học kép chữ S hai dải phía trên và dưới hình tam giác mảnh cao nổi, phần tam giác âm nổi chấm tròn, dải băng trên cùng là chấm tròn nổi. Phần thân thạp một băng trang trí hình 4 con thuyền từng đôi một bao quanh vòng thạp có độ cao khoảng 13cm. Hình vẽ diễn tả từng đôi thuyền một nối nhau. Phía đầu thuyền có chim bay chào đón, đầu thuyền cắm cờ, tiếp đến một người hoá trang mũ lông chim mặc váy đang lái thuyền. Tiếp theo một chỉ huy đứng trên chòi cao (bục chỉ huy có trang trí vòng tròn đồng tâm), một tay cầm cung, tay cầm tên. Tiếp đến một người đội mũ lông trĩ, lông công dáng điệu đang “tra tấn” tay đang nắm tóc, tiếp một người ghế gõ nhịp, một chiến binh cầm lao và cung, trang phục mũ, váy lông chim đứng gần mũi thuyền cong cao với cột cờ, bên cạnh có con gà trống đậu. Trang trí mạn thuyền có hai ngôi sao 5, 6 cánh, các dải băng có chấm tr òn đồng tâm, gần đầu thuyền có 4 trống đồng. Hình vẽ dưới thuyền hình rùa ngóc đầu trên bánh lái, phía dưới có hình cá sống vây dài, đầu mũi thuyền hình cá. Nối tiếp thuyền thứ hai xen giữa hai thuyền hình con chim trống bay đứng phía dưới con chim mái đứng trên lưng rùa. Hình vẽ thuyền có 1 người lái cầm bánh lái, tiếp đến 1 người ngồi trên bục cao cầm cung tên đội mũ có ba lông chim, 1 võ sĩ đang tra tấn, một người gõ nhịp, một người cầm cung tên, đầu thuyền không có gà, trang trí đơn giản, kể cả mạn thuyền. Tiếp đến đôi thuyền sau trang trí và số người tương tự thuyền đầu tiên, đầu thuyền đều có gà đậu. Đặc biệt ở thuyền t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trào lưu nghệ thuật trường phái mỹ thuật mỹ thuật truyền thông nghệ thuật dân gian biểu tượng văn hóa kiến thức mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
Giải bài Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII SGK Lịch sử 7
3 trang 119 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VÀ THỨC TIỀN PHẬT HẬU THÁNH
7 trang 52 0 0 -
Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam
7 trang 52 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
Hoạt động giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian - Dân tộc trong học đường ở thành phố Hồ Chí Minh
11 trang 49 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt: Phần 1
135 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
5 trang 44 0 0
-
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 trang 43 0 0 -
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT-TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
7 trang 43 0 0 -
NỖI NIỀM TRONG TRANH NGUYỄN HỒNG PHI
5 trang 42 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 41 0 0