
Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội
Số trang: 131
Loại file: pdf
Dung lượng: 716.91 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương một Sự xuất hiện của cái mới
1. Gallery – Sự hình thành và phát triển
1.1. Bối cảnh xã hội Kể từ khi chuyển sang kinh tế mở, thị trường Việt Nam phát triển nhanh đến chóng mặt, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới trong đó có gallery - nơi bày bán tranh. Hình thức kinh doanh này góp phần quan trọng làm cho thế giới biết đến nền mỹ thuật Việt Nam. Nó giúp đời sống mỹ thuật đương đại trở nên sinh động hơn, linh hoạt hơn và bớt dần khoảng cách với thế giới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội Đào Mai Trang Chương một Sự xuất hiện của cái mới 1. Gallery – Sự hình thành và phát triển 1.1. Bối cảnh xã hội Kể từ khi chuyển sang kinh tế mở, thị trường Việt Nam phát triển nhanh đến chóng mặt, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới trong đó có gallery - nơi bày bán tranh. Hình thức kinh doanh này góp phần quan trọng làm cho thế giới biết đến nền mỹ thuật Việt Nam. Nó giúp đời sống mỹ thuật đương đại trở nên sinh động hơn, linh hoạt hơn và bớt dần khoảng cách với thế giới bên ngoài sau quá nhiều năm chiến tranh, lạc hậu. Ở Hà Nội, nơi đầu tiên được gắn biển gallery là số 7 Hàng Khay, vốn là một cửa hàng kinh doanh của nhà nước, ra đời từ đầu thập niên 80, thế kỷ XX. Ðây từng là một điểm gặp gỡ quan trọng của giới hoạ sĩ, nơi diễn ra các triển lãm tranh cá nhân đầu tiên kể từ năm 1954. Ðó là các triển lãm tranh của Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm. Những năm bao cấp kinh tế, việc mua bán mỹ nghệ là chuyện xa xỉ với số đông công chúng nhưng nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật rất lớn vì nhìn chung, đời sống văn hoá tinh thần khá bình lặng và đơn điệu, theo kiểu tập thể chủ nghĩa, thế nên các triển lãm tranh có tính chất khác biệt với thông lệ bao giờ cũng thu hút người xem. Năm 1986, chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mở cánh cửa giao lưu rộng lớn hơn với bên ngoài. Việt Nam với sức hấp dẫn của một lịch sử bảo vệ độc lập dân tộc, của một bí ẩn phương Ðông đã thu hút sự chú ý của khách du lịch cũng như của giới đầu tư kinh doanh du lịch nước ngoài. Mỹ thuật và mỹ nghệ thủ công truyền thống đương nhiên trở thành những món “đặc sản” dành cho du khách. Sự mở rộng cửa của xã hội và kinh tế là điều kiện quan trọng để các hoạ sĩ mở rộng hơn nữa tâm hồn sáng tạo của mình. Những bức tranh mang đậm dấu ấn cá nhân của không ít hoạ sĩ thời kỳ này đã tạo nên sức hút lớn cho gallery. Từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Hà Nội (HN) và thành phố Hồ Chí Minh (HCM) đã có những phố gallery: Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Trống, Ðồng Khởi, Nguyễn Huệ, v.v... Thực tế cho thấy kinh doanh gallery đã trở thành một ngành nghề thời thượng. 1.2. Ðặc điểm và sự phân loại Kinh doanh gallery là một ngành nghề chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Mỹ thuật không thể là một mặt hàng kinh doanh thuần tuý như hàng tiêu dùng. Nó là một loại hàng đặc biệt mang chức năng văn hoá - thẩm mỹ và ý nghĩa dân tộc lớn. Như vậy, người làm kinh doanh mặt hàng này cũng cần phải được đào tạo. Tuy nhiên, những rối ren của một nền kinh tế mới bắt đầu phát triển, định chế xã hội lại thường đi sau đời sống đã trở thành nguyên do khiến cho nghề kinh doanh gallery ở Việt Nam bị thả lỏng cho đến tận thời điểm hôm nay, mặc dầu Bộ Văn hoá Thông tin (VHTT) và các Sở VHTT tỉnh và thành phố có nhiều gallery hoạt động như HN và thành phố HCM đã ra nhiều quy chế, quy định về loại hình kinh doanh này. Dưới đây là một cách phân loại gallery hiện có ở Việt Nam: 1.2.1. Gallery - Cửa hàng kinh doanh đơn thuần Vẫn gắn biển đàng hoàng là Art Gallery (tức là phòng tranh nghệ thuật) nhưng thực ra đó chỉ là những cửa hàng thuần tuý, bày tranh kèm với những đồ mỹ nghệ được sản xuất hàng loạt. Trong những gallery này, dễ dàng nhận thấy tranh vẽ bắt chước, phỏng theo motif, thậm chí gần như rập khuôn tranh của một số hoạ sĩ được coi là thành danh và đã định hình phong cách. Bên cạnh đó là thể loại tranh vẽ hàng loạt, vô cảm, nệ vào những hình ảnh vốn là biểu trưng truyền thống dân tộc như nón, trẻ chăn trâu, phụ nữ trong trang phục cổ xưa,... với đủ dạng kích cỡ, chất liệu. Ðây cũng là những địa chỉ chép tranh của các danh hoạ thế giới, các hoạ sĩ nổi tiếng trong nước. Bên cạnh biển đề tiếng Anh, giá bán hàng ở đây cũng thường được ghi theo tiền đô la Mỹ. Hình thức này xác nhận quan điểm của chủ cửa hàng coi khách nước ngoài là đối tượng phục vụ chính. Hình thức ấy góp phần đẩy khách hàng người Việt vào cảm giác mặc cảm ít nhiều khi bước chân vào những gallery này bởi ở đó không có gì dành cho họ cả. Ở Hà Nội, có thể tìm đến các gallery này trên các phố như: Hàng Hành, Nguyễn Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hàng Trống, Hàng Mành..., những địa chỉ thường xuyên có khách du lịch nước ngoài hoặc người nước ngoài làm việc qua lại. Ðây thực chất là những cửa hàng bán lẻ đồ mỹ nghệ. Các chủ cửa hàng gắn biển “Art Gallery” với ý đồ đơn giản là để có một biển hiệu bắt mắt khách hàng. Họ không hiểu (đúng hơn là không cần hiểu) đầy đủ về ý nghĩa, về giá trị văn hoá của “gallery”. Nếu căn cứ vào quy chế gallery do Bộ VHTT ban hành, mỗi gallery phải có một hoạ sĩ làm cố vấn chuyên môn, thì các “gallery” này đã hoạt động sai nguyên tắc. Nhưng thực tế, những cửa hàng như vậy vẫn ngày ngày được mở ra rất nhiều tại Hà Nội, thành phố HCM, Huế, Hội An,... đặc biệt khi du lịch vào mùa. Thuộc dạng này, có những gallery ở vị trí cao cấp hơn thông qua những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, gallery là những toà nhà nhiều tầng, nằm ở mặt phố lớn hoặc trung tâm. Thứ hai, nội thất, đặc biệt là ánh sáng, được thiết kế chu đáo để phù hợp với tranh. Thứ ba, nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, biết ngoại ngữ và cách thức giao tiếp với khách hàng. Thứ tư, đằng sau vẻ sang trọng ấy là những chiến lược và chiến thuật kinh doanh chuyên nghiệp. Chủ gallery có các đường kết nối kinh doanh với các nhà buôn tranh nước ngoài, với giới ngoại giao và chính trị gia trong nước để có được những khách hàng giá trị. Ðối tác kinh doanh bề nổi của họ là những khách sạn 5 sao như: Metropole (gallery Red River), Hilton Opera (Mai gallery - Hàng Bông), Nikko (Cố Ðô gallery),... Hoạ sĩ cung cấp tranh cho các gallery dạng này phải là những người tên tuổi, đã định hình phong cách nghệ thuật. Sự định hình này đem lại thuận lợi lớn cho chủ gallery trong bang giao và thương thuyết giá cả. Giá tranh được tính bằng mét vuông cộng với mức độ danh tiếng của hoạ sĩ chứ không còn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới – Nhìn từ Hà Nội Đào Mai Trang Chương một Sự xuất hiện của cái mới 1. Gallery – Sự hình thành và phát triển 1.1. Bối cảnh xã hội Kể từ khi chuyển sang kinh tế mở, thị trường Việt Nam phát triển nhanh đến chóng mặt, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới trong đó có gallery - nơi bày bán tranh. Hình thức kinh doanh này góp phần quan trọng làm cho thế giới biết đến nền mỹ thuật Việt Nam. Nó giúp đời sống mỹ thuật đương đại trở nên sinh động hơn, linh hoạt hơn và bớt dần khoảng cách với thế giới bên ngoài sau quá nhiều năm chiến tranh, lạc hậu. Ở Hà Nội, nơi đầu tiên được gắn biển gallery là số 7 Hàng Khay, vốn là một cửa hàng kinh doanh của nhà nước, ra đời từ đầu thập niên 80, thế kỷ XX. Ðây từng là một điểm gặp gỡ quan trọng của giới hoạ sĩ, nơi diễn ra các triển lãm tranh cá nhân đầu tiên kể từ năm 1954. Ðó là các triển lãm tranh của Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm. Những năm bao cấp kinh tế, việc mua bán mỹ nghệ là chuyện xa xỉ với số đông công chúng nhưng nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật rất lớn vì nhìn chung, đời sống văn hoá tinh thần khá bình lặng và đơn điệu, theo kiểu tập thể chủ nghĩa, thế nên các triển lãm tranh có tính chất khác biệt với thông lệ bao giờ cũng thu hút người xem. Năm 1986, chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mở cánh cửa giao lưu rộng lớn hơn với bên ngoài. Việt Nam với sức hấp dẫn của một lịch sử bảo vệ độc lập dân tộc, của một bí ẩn phương Ðông đã thu hút sự chú ý của khách du lịch cũng như của giới đầu tư kinh doanh du lịch nước ngoài. Mỹ thuật và mỹ nghệ thủ công truyền thống đương nhiên trở thành những món “đặc sản” dành cho du khách. Sự mở rộng cửa của xã hội và kinh tế là điều kiện quan trọng để các hoạ sĩ mở rộng hơn nữa tâm hồn sáng tạo của mình. Những bức tranh mang đậm dấu ấn cá nhân của không ít hoạ sĩ thời kỳ này đã tạo nên sức hút lớn cho gallery. Từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Hà Nội (HN) và thành phố Hồ Chí Minh (HCM) đã có những phố gallery: Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Trống, Ðồng Khởi, Nguyễn Huệ, v.v... Thực tế cho thấy kinh doanh gallery đã trở thành một ngành nghề thời thượng. 1.2. Ðặc điểm và sự phân loại Kinh doanh gallery là một ngành nghề chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Mỹ thuật không thể là một mặt hàng kinh doanh thuần tuý như hàng tiêu dùng. Nó là một loại hàng đặc biệt mang chức năng văn hoá - thẩm mỹ và ý nghĩa dân tộc lớn. Như vậy, người làm kinh doanh mặt hàng này cũng cần phải được đào tạo. Tuy nhiên, những rối ren của một nền kinh tế mới bắt đầu phát triển, định chế xã hội lại thường đi sau đời sống đã trở thành nguyên do khiến cho nghề kinh doanh gallery ở Việt Nam bị thả lỏng cho đến tận thời điểm hôm nay, mặc dầu Bộ Văn hoá Thông tin (VHTT) và các Sở VHTT tỉnh và thành phố có nhiều gallery hoạt động như HN và thành phố HCM đã ra nhiều quy chế, quy định về loại hình kinh doanh này. Dưới đây là một cách phân loại gallery hiện có ở Việt Nam: 1.2.1. Gallery - Cửa hàng kinh doanh đơn thuần Vẫn gắn biển đàng hoàng là Art Gallery (tức là phòng tranh nghệ thuật) nhưng thực ra đó chỉ là những cửa hàng thuần tuý, bày tranh kèm với những đồ mỹ nghệ được sản xuất hàng loạt. Trong những gallery này, dễ dàng nhận thấy tranh vẽ bắt chước, phỏng theo motif, thậm chí gần như rập khuôn tranh của một số hoạ sĩ được coi là thành danh và đã định hình phong cách. Bên cạnh đó là thể loại tranh vẽ hàng loạt, vô cảm, nệ vào những hình ảnh vốn là biểu trưng truyền thống dân tộc như nón, trẻ chăn trâu, phụ nữ trong trang phục cổ xưa,... với đủ dạng kích cỡ, chất liệu. Ðây cũng là những địa chỉ chép tranh của các danh hoạ thế giới, các hoạ sĩ nổi tiếng trong nước. Bên cạnh biển đề tiếng Anh, giá bán hàng ở đây cũng thường được ghi theo tiền đô la Mỹ. Hình thức này xác nhận quan điểm của chủ cửa hàng coi khách nước ngoài là đối tượng phục vụ chính. Hình thức ấy góp phần đẩy khách hàng người Việt vào cảm giác mặc cảm ít nhiều khi bước chân vào những gallery này bởi ở đó không có gì dành cho họ cả. Ở Hà Nội, có thể tìm đến các gallery này trên các phố như: Hàng Hành, Nguyễn Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hàng Trống, Hàng Mành..., những địa chỉ thường xuyên có khách du lịch nước ngoài hoặc người nước ngoài làm việc qua lại. Ðây thực chất là những cửa hàng bán lẻ đồ mỹ nghệ. Các chủ cửa hàng gắn biển “Art Gallery” với ý đồ đơn giản là để có một biển hiệu bắt mắt khách hàng. Họ không hiểu (đúng hơn là không cần hiểu) đầy đủ về ý nghĩa, về giá trị văn hoá của “gallery”. Nếu căn cứ vào quy chế gallery do Bộ VHTT ban hành, mỗi gallery phải có một hoạ sĩ làm cố vấn chuyên môn, thì các “gallery” này đã hoạt động sai nguyên tắc. Nhưng thực tế, những cửa hàng như vậy vẫn ngày ngày được mở ra rất nhiều tại Hà Nội, thành phố HCM, Huế, Hội An,... đặc biệt khi du lịch vào mùa. Thuộc dạng này, có những gallery ở vị trí cao cấp hơn thông qua những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, gallery là những toà nhà nhiều tầng, nằm ở mặt phố lớn hoặc trung tâm. Thứ hai, nội thất, đặc biệt là ánh sáng, được thiết kế chu đáo để phù hợp với tranh. Thứ ba, nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, biết ngoại ngữ và cách thức giao tiếp với khách hàng. Thứ tư, đằng sau vẻ sang trọng ấy là những chiến lược và chiến thuật kinh doanh chuyên nghiệp. Chủ gallery có các đường kết nối kinh doanh với các nhà buôn tranh nước ngoài, với giới ngoại giao và chính trị gia trong nước để có được những khách hàng giá trị. Ðối tác kinh doanh bề nổi của họ là những khách sạn 5 sao như: Metropole (gallery Red River), Hilton Opera (Mai gallery - Hàng Bông), Nikko (Cố Ðô gallery),... Hoạ sĩ cung cấp tranh cho các gallery dạng này phải là những người tên tuổi, đã định hình phong cách nghệ thuật. Sự định hình này đem lại thuận lợi lớn cho chủ gallery trong bang giao và thương thuyết giá cả. Giá tranh được tính bằng mét vuông cộng với mức độ danh tiếng của hoạ sĩ chứ không còn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mỹ thuật đương đại phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 50 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 45 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
4 trang 44 0 0
-
5 trang 44 0 0