Danh mục tài liệu

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường nội địa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.37 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc hội nhập quốc tế sâu và rộng hiện nay đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ ngay trên thị trường nội địa. Bài viết đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh này có liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và cả người tiêu dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường nội địa Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA IMPROVE THE COMPETITIVE COMPETENCY OF VIETNAMESE RETAIL ENTERPRISES AT THE LOCAL MARKET Cao Minh Trí Trường ĐH Mở TP.HCM Lê Thị Thanh Kiều Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - Email: tri.cm@ou.edu.vn Tóm tắt Việc hội nhập quốc tế sâu và rộng hiện nay đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ ngay trên thị trường nội địa. Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của thị trường bán lẻ như Danh tiếng và thương hiệu, Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường, Chất lượng sản phẩm, Cạnh tranh về giá, đề tài nghiên cứu thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường nội địa; từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh này có liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và cả người tiêu dùng. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, thị trường bán lẻ, Việt Nam Abstract The currently deep and broad global integration has given many opportunities and threats to Vietnamese enterprises, especially in the retail section at the local market. According to the criteria to assess the competitive competency in the retail section such as Reputation and brand, Market share and the ability to get the market, Product quality, Price competition, the competitive competency of Vietnamese retail enterprises at the local market were studied to suggest some solutions to improve this competitive competency which are related to the government bureaus, the section associations, retail enterprises as well as the customers. Keywords: competitive competency, retail section, Vietnam Trong quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), Việt Nam đã thể hiện sự hội nhập một cách mạnh mẽ và toàn diện với thế giới, nhất là các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối khi được đánh giá là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ đứng thứ 6 toàn cầu. Thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (hơn 93,7 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi Philippines là 33%, Thái Lan 34%, Malaysia 60%, Singapore 90%...). Bên cạnh hàng loạt vụ mua bán, sáp nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, thì các nhà đầu tư trong nước đang có nhiều cơ hội để bứt phá, chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, với việc đối mặt với các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh đang tiến bước dài trong việc chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang còn trong tình trạng khó khăn về vốn, nhân lực, kinh nghiệm, trong bối cảnh chưa có những chính sách rõ ràng cho thị trường bán lẻ. Vì vậy, cần có những giải pháp gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường nội địa khi gia nhập vào thị trường thế giới? 1. Danh tiếng và thương hiệu Năm 2019 top 10 doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam uy tín nhất được bình chọn dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, 618 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn); Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát người tiêu dùng về mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2019. Đó là: (1) Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce. (2) Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Co.op mart). (3) Công ty TNHH Aeon Vệt Nam. (4) Công ty TNHH dịch vụ EB (Big C) (5) Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco). ...

Tài liệu có liên quan: