Danh mục tài liệu

Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế lĩnh vực kế toán – kiểm toán

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế lĩnh vực kế toán – kiểm toán" đề xuất một số khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học nhằm củng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các trường đại học ở Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế lĩnh vực kế toán – kiểm toán Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NÂNG CAO QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ỞVIỆT NAM VÀ CÁC HIỆP HỘI NGHỀ NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH HỘP NHẬP QUỐC TẾ LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁNENHANCING IN COOPERATION BETWEEN UNIVERSITIES IN VIETNAM AND PROFESSIONAL ASSOCIATIONS IN THE PROCESSING OFINTERNATIONAL INTEGRATION OF ACCOUNTING - AUDITING FIELD TS. Trương Thanh Hằng Trường Đại học Công Nghiệp Hà NộiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hợp tác nói chung hay hợp tác trong đào tạo nói riêng là quá trình mà các chủ thể tham gia cùng hành động, cùng làm việc, cùng hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung và lợi ích của các bên. Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, việc hợp tác trong đào tạo giữa các trường đại học với các tổ chức nghề nghiệp trong nước và quốc tế là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện cho các trường từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo tiệm cận với quốc tế, người học sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hành cao và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng đặc biệt khi mà kế toán, kiểm toán được xác định là một trong tám ngành nghề được dịch chuyển tự do lao động trong khối ASEAN. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các lý thuyết cơ bản về hợp tác, trên cơ sở đó phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán trong nước và quốc tế hiện nay tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp và các trường đại học nhằm củng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam. Từ khóa: hợp tác, hợp tác đào tạo, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, đào tạo kế toán kiểm toán ABSTRACT Cooperation or cooperation in education is a process where partners, who participate, act together, work together, and support each other for common goals and benefits of the parties. In the field of accounting and auditing, training cooperation between universities and domestic and international professional organizations is extremely important, creating conditions for universities to step by step standardize their training programs following international training programs, students after graduating have high practical ability and meet the requirements of employers, especially when accounting and auditing are identified as one of the eight occupations that are free to move labor in ASEAN. The study delves into the basic theories of cooperation, on which to analyze the current state of the cooperation relationship between the university and the current domestic and international accounting and auditing professional associations in Vietnam. The study also proposes some recommendations for state management agencies, professional associations and universities to strengthen, maintain and develop cooperative relationships between universities and professional associations in Vietnam. Keywords: cooperation, training cooperation, professional association organization, accounting and auditing training 673 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 20211. Đặt vấn đề Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, hai trong số tám điểm mới được đềcập đã nhấn mạnh và yêu cầu các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học phải “ có chính sáchđột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học”8. Để làm được điều đó văn kiện đại hộiĐảng lần thứ XIII cũng đã yêu cầu các cơ sở giáo dục “Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiếnlược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo”9 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên thế giới và tại ViệtNam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đòi hỏi các trường đại học cần phải linh hoạttrong việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sốngkinh tế - xã hội, sự hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại mới. Sau khi Việt Nam đã gia nhập AECthì kế toán đã trở thành một trong tám ngành nghề được di chuyển tự do trong khối ASEAN và vìvậy, các trường đại học phải quan tâm, thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán,kiểm toán để đáp ứng nhu cầu nhân lực kế toán trong khu vực và quốc tế. Để đạt được mục tiêunày, các trường đại học không thể thiếu được sự liên kết trong đào tạo với các tổ chức hiệp hộinghề nghiệp đặc biệt là các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp quốc tế trên cơ sở định hướng của cáccơ quan quản lý nhà nước để phát triển chuẩn hoá chương trình đào tạo kế toán kiểm toán tiệmcận với quốc tế, nâng cao năng lực giảng viên theo hướng quốc tế hóa, đào tạo nguồn nhân lực,những chuyên gia nghề nghiệp với khả năng thực hành cao và đáp ứng được yêu cầu nhân lực kếtoán, kiểm toán trong thời đại mới. Người học sau khi tốt nghiệp sẽ gia tăng được cơ hội việc làmtại các doanh nghiệp lớn không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn vươn ra thị trường lao độngtrong khu vực và trên toàn cầu. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về hợp tác, thực trạng mối quanhệ hợp tác giữa trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán trong nước và quốctế tại Việt Nam. Thông qua đó, nghiên cứu đề ra một số giải pháp khuyến nghị mang tính địnhhướng nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các hiệp hộinghề nghiệp tại Việt Nam.2. Cơ sở lý luận2.1. Các lý thuyết nền tảng về sự hợp tác. Hợp tác là một hoạt động quan trọng trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống xã hộinói chung và trong giáo dục đào tạo nói riêng. Khi tham gia vào quan hệ hợp tác, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: