Danh mục tài liệu

Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.82 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài tác giả phân tích thực trạng, xác định cơ hội và thách thức cho việc tăng năng suất lao động ở các công ty thủy nông. Tiếp đến là đề xuất cách tính định biên cho công ty thủy nông ở 3 vùng kinh tế cho đến năm 2025.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên BÀI BÁO KHOA H C NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THỦY NÔNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH TÍNH ĐỊNH BIÊN Nguyễn Trung Dũng1, 2 Tóm tắt: Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ quản lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. Do đặc thù riêng nên mỗi ngành có NSLĐ đặc trưng. Trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông lâm thủy sản có NSLĐ thấp nhất. NSLĐ của các công ty thủy nông chỉ đạt ở mức trung bình và dưới trung bình so với toàn nền kinh tế quốc dân, nhưng thuộc loại cao trong nhóm ngành nông lâm thủy sản. Trong mười năm qua do cơ chế chính sách về cấp bù thủy lợi phí mang tính bao cấp nên NSLĐ của công ty thủy nông chỉ ở mức thấp so với khả năng. Điều này thể hiện qua phân tích số liệu năm 2014-15 của 6 công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7. Trong bài tác giả phân tích thực trạng, xác định cơ hội và thách thức cho việc tăng NSLĐ ở các công ty thủy nông. Tiếp đến là đề xuất cách tính định biên cho công ty thủy nông ở 3 vùng kinh tế cho đến năm 2025. Từ khoá: Năng suất lao động, định biên lao động, công ty thủy nông, công ty QLKT CTTL. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất, thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức sản xuất. NSLĐ được quyết định bởi nhiều nhân tố như mức độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên. NSLĐ xã hội là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đo tính hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế. Theo Báo cáo năng suất Việt Nam 2015: 'NSLĐ của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực đang là yếu tố cản trở đáng ngại đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Nếu không có những nỗ lực đặc biệt trong nâng cao năng suất trong thập kỷ này và thập kỷ tới, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh tế và xã hội'. Tăng 1 Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy Lợi. Đội tư vấn PIC thuộc dự án VIAIP-WB7 (Cải thiện nông nghiệp có tưới của WB7). 2 NSLĐ là tăng thêm số lượng hay giá trị sản phẩm làm ra từ một đơn vị lao động hao phí hoặc giảm bớt số đơn vị lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Chỉ có tăng năng suất thì mới tăng được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và tăng cường hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn 2006-2011 Việt Nam có NSLĐ khá thấp (Hình 1), theo báo cáo của VNPI (2015): với mức 3.660 USD/người thì NSLĐ của Việt Nam chỉ xấp xỉ bằng 5% của Singapore, 20% của Malaysia, 35% của Thái Lan, 50% của Philippines và Indonesia. Nếu so sánh trong nền kinh tế quốc dân thì NSLĐ trong các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có mức thấp nhất so với công nghiệp & xây dựng và dịch vụ (Hình 2). Theo Hoàng Văn Thắng (2015) ngành thủy lợi cả nước hiện có 96 tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi (QLKT CTTL) là doanh nghiệp trực thuộc cấp tỉnh (gọi ngắn là công ty thủy nông), 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ NNPTNT. Về quản lý các CTTL nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, cả nước có 16.238 tổ KHOA HC HC K THU T TH Y LI VÀ MÔI TRNG - S 60 (3/2018) 67 chức dùng nước, bao gồm các loại hình Hợp tác xã, Tổ chức hợp tác và Ban quản lý thủy nông. Công tác quản lý khai thác CTTL đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh; tại một số địa phương đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của các CTTL ... Bên cạnh những thành tích cơ bản này theo Phi Hùng (2015) và Kim Văn (2016): 'Nhiều doanh nghiệp QLKT CTTL hoạt động theo phương thức giao kế hoạch, dẫn đến vừa thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, vừa hạn chế quyền hoạt động tự chủ của doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân có xu hướng ngày càng tăng; hệ thống công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, chất lượng cung cấp dịch vụ thấp…'. Xuất phát từ thực tế này, tác giả muốn phân tích thực trạng về NSLĐ trong ngành thủy lợi được minh họa bằng các số liệu của 6 công ty thủy nông thuộc dự án VIAIPWB7 (dự án WB7 về cải thiện nông nghiệp có tưới). Từ đó đưa ra cơ hội và thách thức trong tăng NSLĐ cũng như đề xuất tính định biên tạm thời cho các công ty thủy nông. Hình 1. Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 Hình 2. Năng suất lao động ở các khu vực kinh tế 2011-2015 tính theo giá thực tế 2. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ CÔNG TY THỦY NÔNG - THỰC TRẠNG, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 2.1. Phân tích thực trạng Về lý thuyết NSLĐ được tính theo công sau: (1) Trong đó: W: Năng suất lao động Q: Sản lượng làm ra trong thời gian T (lượng sản phẩm hay giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận…) T: Lượng lao động hao phí để hoàn thành sản 68 lượng Q (người hay ngày công, giờ công) t: Hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (đặc biệt trong thủy lợi thì sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi rất đa dạng, có thể là khối lượng nước hoặc diện tích tưới, tiêu). Dựa vào số liệu hai năm 2014 và 2015 của 6 công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7 để tính toán ba chỉ tiêu cơ bản về NSLĐ tính trên đầu nhân viên của công ty là: diện tích tưới ba vụ DT3V, lượng cấp bù TLP và tổng thu nhập của công ty từ ba nguồn chính TTN: cấp bù thủy lợi phí, hỗ trợ của tỉnh và doanh thu do cung cấp dịch vụ khác (cấp nước cho dân sinh và công KHOA HC HC K THU T TH Y LI VÀ MÔI TRNG - S 60 (3/2018) nghiệp, thủy điện, thủy sản, du lịch, ...). Cần lưu ý là chỉ tiêu DT3V là chỉ tiêu khó tính nhất vì diện tích tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, loại cây trồng và chất lượng nước tưới. Ở đây lấy diện tí ...