Ngân hàng kêu khổ vì lãi suất cao
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 82.21 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với các khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, lãi suất sẽ được đàm phán ở mức cạnh tranh. Ông này không tiết lộ cụ thể nhưng cho biết mức lãi suất mà các ngân hàng khác chào cho khoản tiền gửi lớn khoảng 14% và 15%. Tổng giám đốc một ngân hàng ở phía Bắc cho biết, mặt bằng lãi suất tăng cao trong những ngày gần đây có nguyên nhân quan trọng từ yếu tố tâm lý, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ. "Hầu hết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngân hàng kêu khổ vì lãi suất cao Ngân hàng kêu khổ vì lãi suất cao Với các khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, lãi suất sẽ được đàm phán ở mức cạnh tranh. Ông này không tiết lộ cụ thể nhưng cho biết mức lãi suất mà các ngân hàng khác chào cho khoản tiền gửi lớn khoảng 14% và 15%. Tổng giám đốc một ngân hàng ở phía Bắc cho biết, mặt bằng lãi suất tăng cao trong những ngày gần đây có nguyên nhân quan trọng từ yếu tố tâm lý, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ. Hầu hết các ngân hàng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng chứ không phải để huy động thêm, ông nói. Trong khi đó, lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng cũng ở phía Bắc thì cho biết, việc đột ngột giảm kỳ hạn trên thị trường mở từ 4 tuần xuống còn một tuần kèm theo lượng tiền bơm ra ít hơn trước nhiều đã tác động mạnh tới một số ngân hàng. “Riêng việc này thôi cũng đã khiến cho một vài ngân hàng chạy đôn chạy đáo để lo thanh khoản khi đến hạn và khiến thị trường liên ngân hàng có những mức lãi suất rất cao”, ông này nhận xét. Theo tìm hiểu của VnExpress.net, một vài ngân hàng nhỏ bị hụt thanh khoản vào đúng thời điểm Ngân hàng Nhà nước đưa ra một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Để đảm bảo thanh khoản, những nhà băng này đã chào doanh nghiệp gửi số tiền lớn với mức lãi suất tối thiểu từ 15% một năm trở lên và cũng tìm kiếm thêm nguồn trên thị trường liên ngân hàng. Trong thời điểm khó khăn và phải vay bằng mọi giá để đáp ứng khả năng chi trả, một vài ngân hàng đã chấp nhận mức vay liên ngân hàng rất cao. Có ngân hàng chấp nhận mức 35% dù mặt bằng chung trên thị trường thấp hơn nhiều. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cỡ vừa ở phía Bắc thì than thở: “Doanh nghiệp cứ kêu ca lãi suất cao bóp nghẹt hoạt động của họ nhưng chẳng biết là chúng tôi cũng khốn khổ. Huy động phải tăng mạnh nhưng cho vay ra không thể tăng tương ứng, tỷ suất lợi nhuận giảm mà rủi ro cũng tăng cao hơn. Nếu cứ để tình trạng chạy đua tăng huy động tiếp diễn thì sẽ không hề tốt cho doanh nghiệp, ngân hàng, lẫn toàn bộ nền kinh tế”. Ông này cho biết, với việc để mức lãi suất tiền gửi lên tới 14-15% một năm cho các khoản tiền lớn, những người có tiền sẽ không còn hào hứng trong việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mà chỉ thích gửi ngân hàng. Hiện tại, mức cho vay thấp nhất tại ngân hàng này là 16% một năm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngân hàng kêu khổ vì lãi suất cao Ngân hàng kêu khổ vì lãi suất cao Với các khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, lãi suất sẽ được đàm phán ở mức cạnh tranh. Ông này không tiết lộ cụ thể nhưng cho biết mức lãi suất mà các ngân hàng khác chào cho khoản tiền gửi lớn khoảng 14% và 15%. Tổng giám đốc một ngân hàng ở phía Bắc cho biết, mặt bằng lãi suất tăng cao trong những ngày gần đây có nguyên nhân quan trọng từ yếu tố tâm lý, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ. Hầu hết các ngân hàng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng chứ không phải để huy động thêm, ông nói. Trong khi đó, lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng cũng ở phía Bắc thì cho biết, việc đột ngột giảm kỳ hạn trên thị trường mở từ 4 tuần xuống còn một tuần kèm theo lượng tiền bơm ra ít hơn trước nhiều đã tác động mạnh tới một số ngân hàng. “Riêng việc này thôi cũng đã khiến cho một vài ngân hàng chạy đôn chạy đáo để lo thanh khoản khi đến hạn và khiến thị trường liên ngân hàng có những mức lãi suất rất cao”, ông này nhận xét. Theo tìm hiểu của VnExpress.net, một vài ngân hàng nhỏ bị hụt thanh khoản vào đúng thời điểm Ngân hàng Nhà nước đưa ra một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Để đảm bảo thanh khoản, những nhà băng này đã chào doanh nghiệp gửi số tiền lớn với mức lãi suất tối thiểu từ 15% một năm trở lên và cũng tìm kiếm thêm nguồn trên thị trường liên ngân hàng. Trong thời điểm khó khăn và phải vay bằng mọi giá để đáp ứng khả năng chi trả, một vài ngân hàng đã chấp nhận mức vay liên ngân hàng rất cao. Có ngân hàng chấp nhận mức 35% dù mặt bằng chung trên thị trường thấp hơn nhiều. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cỡ vừa ở phía Bắc thì than thở: “Doanh nghiệp cứ kêu ca lãi suất cao bóp nghẹt hoạt động của họ nhưng chẳng biết là chúng tôi cũng khốn khổ. Huy động phải tăng mạnh nhưng cho vay ra không thể tăng tương ứng, tỷ suất lợi nhuận giảm mà rủi ro cũng tăng cao hơn. Nếu cứ để tình trạng chạy đua tăng huy động tiếp diễn thì sẽ không hề tốt cho doanh nghiệp, ngân hàng, lẫn toàn bộ nền kinh tế”. Ông này cho biết, với việc để mức lãi suất tiền gửi lên tới 14-15% một năm cho các khoản tiền lớn, những người có tiền sẽ không còn hào hứng trong việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mà chỉ thích gửi ngân hàng. Hiện tại, mức cho vay thấp nhất tại ngân hàng này là 16% một năm
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sáp nhập ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần tài chính- ngân hàng ngân hàng- tín dụng tài chính doanh nghiệp vốn đầu tưTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 825 23 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 528 18 0 -
18 trang 465 0 0
-
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 442 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 405 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 389 10 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 334 0 0 -
3 trang 333 0 0
-
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 310 1 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 297 0 0