Ngành logistics Việt Nam năm 2021, triển vọng năm 2022
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 604.07 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ngành logistics Việt Nam năm 2021, triển vọng năm 2022 phân tích thực trạng ngành logistics Việt Nam trong năm 2021, dự báo những triển vọng trong năm 2022 và đưa ra một số kiến nghị nhằm phục hồi ngành logistics Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành logistics Việt Nam năm 2021, triển vọng năm 2022 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 13. NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2021, TRIỂN VỌNG NĂM 2022 TS. Lê Văn Tuyên* Tóm tắt Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều ngành nghề trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam và dịch vụ logistics cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, so với các ngành nghề khác như: vận tải hành khách, hàng không, du lịch, thì sự ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành logistics không quá tiêu cực. Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính như: phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, bài viết phân tích thực trạng ngành logistics Việt Nam trong năm 2021, dự báo những triển vọng trong năm 2022 và đưa ra một số kiến nghị nhằm phục hồi ngành logistics Việt Nam trong trạng thái bình thường mới của đại dịch COVID-19. Từ khóa: Dịch vụ hậu cần, logistics, triển vọng, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Khái niệm hậu cần (logistics) ra đời từ những năm 1950, là hoạt động vận chuyển, lưu kho và cung cấp hàng hóa. Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu là sự tập trung của cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài bao gồm cả quá trình chuyển từ “người sản xuất”, qua nhiều giai đoạn và đích đến là “người tiêu dùng cuối cùng”. Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, sản phẩm trong quy trình, thành phẩm và các thông tin liên quan từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khi tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói một cách đơn giản hơn, logistics là các hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Dựa theo quá trình hoạt động, logistics chia ra làm ba loại: (i) logistics đầu vào gồm những hoạt động mang tính “thu thập” như: tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về thời gian, giá trị và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất; (ii) logistics đầu ra là các hoạt động liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất đến khách hàng, * Học viện Kỹ thuật Quân sự 157 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thông qua các kênh phân phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến tay người tiêu dùng; (iii) logistics “ngược” gồm các hoạt động của quá trình thu hồi lại sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm để tái chế hoặc xử lý. Tại Việt Nam, ngành logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội, đặc biệt là trong sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, ngành logistics có nhiều sự biến động vì sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Bằng các số liệu thứ cấp từ Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương (đây là báo cáo thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên quan... góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất - kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics) và số liệu từ các bài báo trên website chính thống ở Việt Nam, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng ngành logistics Việt Nam năm 2021, dự báo những triển vọng trong năm 2022 và đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới. 2. THỰC TRẠNG NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2021 2.1. Những kết quả đạt được Theo Bộ Công Thương, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng tạo nên nguồn cầu dịch vụ logistics phục vụ xuất - nhập khẩu, hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao nhờ tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, cải tiến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ cho thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Theo Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương, trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4,61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020, trong năm 2021 nhiều doanh nghiệp ngành logistics tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, hầu hết có mức tăng hai con số. Minh chứng rõ nhất là do kinh tế trong nước dần phục hồi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành logistics Việt Nam năm 2021, triển vọng năm 2022 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 13. NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2021, TRIỂN VỌNG NĂM 2022 TS. Lê Văn Tuyên* Tóm tắt Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều ngành nghề trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam và dịch vụ logistics cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, so với các ngành nghề khác như: vận tải hành khách, hàng không, du lịch, thì sự ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành logistics không quá tiêu cực. Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính như: phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, bài viết phân tích thực trạng ngành logistics Việt Nam trong năm 2021, dự báo những triển vọng trong năm 2022 và đưa ra một số kiến nghị nhằm phục hồi ngành logistics Việt Nam trong trạng thái bình thường mới của đại dịch COVID-19. Từ khóa: Dịch vụ hậu cần, logistics, triển vọng, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Khái niệm hậu cần (logistics) ra đời từ những năm 1950, là hoạt động vận chuyển, lưu kho và cung cấp hàng hóa. Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu là sự tập trung của cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài bao gồm cả quá trình chuyển từ “người sản xuất”, qua nhiều giai đoạn và đích đến là “người tiêu dùng cuối cùng”. Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, sản phẩm trong quy trình, thành phẩm và các thông tin liên quan từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khi tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói một cách đơn giản hơn, logistics là các hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Dựa theo quá trình hoạt động, logistics chia ra làm ba loại: (i) logistics đầu vào gồm những hoạt động mang tính “thu thập” như: tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về thời gian, giá trị và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất; (ii) logistics đầu ra là các hoạt động liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất đến khách hàng, * Học viện Kỹ thuật Quân sự 157 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thông qua các kênh phân phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến tay người tiêu dùng; (iii) logistics “ngược” gồm các hoạt động của quá trình thu hồi lại sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm để tái chế hoặc xử lý. Tại Việt Nam, ngành logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội, đặc biệt là trong sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, ngành logistics có nhiều sự biến động vì sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Bằng các số liệu thứ cấp từ Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương (đây là báo cáo thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên quan... góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất - kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics) và số liệu từ các bài báo trên website chính thống ở Việt Nam, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng ngành logistics Việt Nam năm 2021, dự báo những triển vọng trong năm 2022 và đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới. 2. THỰC TRẠNG NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2021 2.1. Những kết quả đạt được Theo Bộ Công Thương, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng tạo nên nguồn cầu dịch vụ logistics phục vụ xuất - nhập khẩu, hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao nhờ tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, cải tiến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ cho thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Theo Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương, trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4,61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020, trong năm 2021 nhiều doanh nghiệp ngành logistics tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, hầu hết có mức tăng hai con số. Minh chứng rõ nhất là do kinh tế trong nước dần phục hồi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dịch vụ hậu cần Dịch vụ logistics Doanh nghiệp logistics Ứng dụng chuyển đổi số Thương mại điện tửTài liệu có liên quan:
-
6 trang 947 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 588 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 557 10 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 534 9 0 -
6 trang 518 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 453 4 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 450 7 0 -
5 trang 391 1 0
-
7 trang 372 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 336 6 0