![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Ngất Xỉu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngất Xỉu Ngất Xỉu Bệnh nhân là một người già 64 tuổi. Trời lạnh. Bệnh nhân ngồi trongxe, buồn ngủ. Khi tỉnh hẳn, bệnh nhân mở cửa xe, té lăn xuống đất. Cóngười gọi 911. Bệnh nhân được xe cấp cứu đưa vào bệnh viện. Trong phòngcấp cứu, bệnh nhân được khám bệnh và thử nghiệm bao gồm đo điện tâmđồ, thử phân hoá tố (enzymes), và chụp hình cắt lớp (CT) đầu. Tất cả đềubình thường. Bệnh nhân được chuyển tơí một bệnh viện gần đó để theo dõivà làm thêm siêu âm động mạch cảnh. Tháng trước bệnh nhân cũng bị triệuchứng giống như vậy và thử nghiệm tương tự không thấy gì. Bệnh nhân không có tiểu sử dị ứng thuốc. Tiểu sử bệnh lý quá khứ cho biết: - Nội thương: bị bệnh cao máu, không bị tiểu đường, không bị ho laohay sưng viêm phổi. - Ngoại thương: mổ thận ở Việt nam năm 1987. - Thuốc: đang uống Tenormin và Isosordil. - Thương tích: không bị chấn thương đầu, không bị chấn thương trầmtrọng và cũng không bị gẫy xương. - Bệnh nặng: không bị viêm sưng phổi hay lao phổi. - Đang theo dõi trị bệnh tim mạch bởi một bác sĩ chuyên khoa tim.Bác sĩ chuyên khoa được mời tới để tham khảo. Tiểu sử gia đình và xã hội: bệnh nhân có gia đình, đang sống vơí vợ.Người con sống gần bố mẹ. Bệnh nhân làm việc nghề thợ máy. Kiểm điểm các bộ phận trong cơ thể: Đầu: bệnh nhân cho biết không bị bệnh nhức đầu kinh niên. Không b ịchấn thương đầu trước đây. Mắt: không bị nhìn một vật thành hai. Không bị bị tật nhìn không rõ. Tai: Không bị ù tai, không bị tai chảy mủ, không bị dị ứng tai. Cổ họng: không bị đau cổ họng kinh niên, không khan tiếng kinhniên, không bị nghẹn khi nuốt. Bệnh tim mạch: Nói không đau ngực, không bị bệnh tim, không nghẹtthở ban đêm, không bị phù thũng, không sưng cổ chân. Hiện đang điều trịbệnh cao huyết áp. Bộ phận hô hấp: không bị sưng phổi, không bị nhiễm trùng kinh niên. Bộ phận tiêu hoá: Không bị ói mửa, không tiêu chảy, không đi cầuphân đen, ăn uống bình thường. Bộ phận đường tiểu: không bị bí tiểu, không đi tiểu thường xuyên,không bị nhiễm trùng đường tiểu. Không đi tiểu ra máu. Xương và bắp thịt: Bệnh nhân nói không bị kinh phong trước đây,không tê liệt, không yếu bắp thịt. Khám bệnh: Huyết áp 125/70, Mạch: 72/phút, nhiệt độ 98º F. Tổng quát: hình dáng bình thường, Định hướng x3, bệnh nhân là mộtđàn ông người Việt, không lộ vẻ đau đớn, khi kể tiểu sử thấy trí nhớ còn tốt. Đầu hình dáng bình thường, xương sọ không bị lõm, tóc tiêu muối, dađầu bình thường. Mắt: PERRLA: con ngươi hai bên bằng nhau kích thước, tròn, phảnứng ánh sáng bình thường, phản ứng điều tiết bình thường. Cử động bắp thịtxung quanh mắt bình thường. Kết mạc không bị vàng. Má bên trái có vết rách được vá lại bằng giấy chống sát trùng và đểbăng keo. Tai: Màng tai không bị rách, không bị đỏ, có chút ráy, vành tai bìnhthường. Mũi: Thông, không chất nhờn. Họng: Không sưng đỏ hay có chất đờm, lưỡi thè ra được. Cổ: Tuyến giáp trạng không lớn, không bị tĩnh mạch cổ căng 45 độ,không bị hạch cổ đau khi rờ và không sưng lớn. Cử động cổ vơí độ xoaybình thường. Phổi: Không tiếng động bất thường. Không nghe tiếng lào xào. Tim: Nhịp đều. Không có tiếng thổi bất thường. Bụng: Mềm. Không đa khi nhấn. Không rờ thấy cơ quan trong bụngbị lớn. Không thấy u bướu. Có vết thẹo giải phẫu thận trước đây. Cơ quan sinh dục: bình thường, không có thoát vị khe. Bìu dái bìnhthường. Trực tràng: Tuyến nhiếp hộ tuyến không sưng lớn, không thấy cụcbướu trong tuyến nhiếp hộ tuyến. Không bị trĩ. Chân Tay: Cử động bình thuờng. Bắp thị không bị yếu. Đi đứng b ìnhthường. Da: Không bị da nổi đỏ. Thần kinh: Khám giây thần kinh từ số III tới XI bình thường. Phản xạđầu gối bình thường. Cảm giác ngoài da bình thường. Cho bệnh nhân nhập viện. Theo dõi nhịp tim 18 tiếng đồng hồ để biếtngất xỉu không do tim đập thất nhịp. Cho siêu âm động mạch cảnh. Trong khi nằm bệnh viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo như thường. Nhữngdấu hiệu “sống” (vital signs) bình thường. Bệnh nhân đi dọc hành langkhông bị chóng mặt, không thấy mệt yếu, hay toát mồ hôi. Siêu âm độngmạch cảnh bình thường. Bác sĩ chuyên khoa khám bệnh không thấy có gì bấtbình thường. Bs chuyên khoa tim cho bệnh nhân xuất viện và sẽ theo dõitrong phòng mạch ngoại chẩn bác sĩ tim. Định bệnh khi bệnh nhân xuất viện: 1) Bệnh nhân bị cơn ngất xỉu, có thể do tác động phế vị huyết quản. 2) Cao huyết áp, kiểm soát tốt 3) Vết thương rách má bên trái. (Chú ý: Đây là tường thuật một trường hợp lâm sàng, không thể coi làmột kiểu mẫu để điều trị). Bàn thêm: Bệnh nhân bị ngất xỉu, bất chợt không còn biết gì nữa, mất ý thứctrong một thời gian thật ngắn. Nguyên nhân của ngất xỉu do máu truyền vànão bị bất chợt ngưng lại. Chỉ cần máu ngưng lên não khoảng 3 tới 5 giây làcó thể làm ngất xỉu. Lý do chính là bởi chất đường glucose bị thiếu chuyểnvào não. Đường glucose cần thiết sản xuất một loại năng lực cao phosphatecho não. Khi thiếu năng lực đặc biệt này có thể làm bệnh nhân ngất xỉu. Những nguyên nhân rối loạn sau đây có thể làm bệnh nhân ngất xỉunhư: sức bơm máu từ tim, thể tích máu não, hệ thống mạch máu não chốngkháng liên quan hệ thống não tự động điều chỉnh, áp xuất động mạch, vàđiều chỉnh biến dưỡng. Chỉ cần một trong những nguyên nhân kể trên bị rốiloạn cũng đủ gây ngất xỉu. Hệ thống tự điều chỉnh trong cơ thể con người bị rối loạn gây ngất xỉunhư hệ thần kinh phế vị điều chỉnh hệ thống tuần hoàn rối loạn làm áp xuấtmáu bất chợt hạ thấp, máu vào não bất chợt thuyên giảm. Khi đứng dậy bấtthình lình hay thay đổi từ thế ngồi sang thế đứng, trọng lực máu sẽ dồn máuxuống dưới phúc mô, gây ngất xỉu. Tim đập thấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học y học phổ thông tài liệu y học y học cho mọi người dinh dưỡng y họcTài liệu có liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 227 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 207 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 187 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 131 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
4 trang 121 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 51 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 47 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 46 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 45 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 45 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 44 0 0 -
5 trang 43 0 0