Danh mục tài liệu

Nghề Đuổi Quạ

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.72 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô; hạng thứ hai, tuổi từ 13 đến 19, gọi là Sa di Ứng Pháp. Hạng thứ hai được coi như đã thuần thục nhờ trải qua một thời gian tập sự trong chùa, phần khác vì ở trong lứa tuổi phát triển hoặc sắp trưởng thành, nên có thể giúp cho chùa nhiều việc quan trọng như tưới cây, quét dọn, lau chùi, làm việc đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề Đuổi Quạvietmessenger.com Vĩnh Hảo Nghề Đuổi QuạTheo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng:hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô; hạng thứ hai, tuổi từ 13 đến 19, gọi làSa di Ứng Pháp. Hạng thứ hai được coi như đã thuần thục nhờ trải qua một thời gian tập sựtrong chùa, phần khác vì ở trong lứa tuổi phát triển hoặc sắp trưởng thành, nên có thể giúpcho chùa nhiều việc quan trọng như tưới cây, quét dọn, lau chùi, làm việc đồng áng (nếuchùa ở vùng quê), tụng kinh, tiếp khách (khi thầy đi vắng) v.v... Chữ Ứng Pháp có thể hiểunghĩa đen là có khả năng thích ứng, thực hiện nhiều pháp sự trong chùa. Còn hạng thứ nhất,Sa di Khu Ô, theo nghĩa đen thật đen, thì chỉ là Sa di Đuổi Quạ. Là vì ở cái tuổi quá nhỏ, cácchú tiểu ở hạng này không vác nổi cái chổi cao hơn mình, không xách nổi thùng nước nặngbằng mình, không giơ nổi cây cuốc dài gấp đôi thân hình mình... Cái gì cũng không nổi,không xong, thì chỉ còn cách chia phiên các chú đuổi quạ, đuổi chim, không cho chúng ănphá thóc lúa, đậu mè, hoa quả của vườn chùa. Công việc duy nhất và dễ nhất cho các chúhàng ngày là như vậy, cho nên gọi các chú là Sa di Khu Ô (đuổi quạ). Các thầy trụ trì khinuôi các chú tiểu ở lứa khu ô biết rằng các chú không làm được việc lớn nên phải kiếmchút việc nho nhỏ nào đó mà giao cho các chú để các chú khỏi ở không. Điều đó, chẳngphải là chèn ép gì các chú—vì đuổi quạ cũng giống như chơi đùa, chẳng mệt nhọc chihết—mà cũng là một trong những sự trau luyện của Thiền môn đó thôi. Thứ nhất, sự làmviệc của các chú (dù là việc nhỏ) cũng được xem như những đóng góp vào chuyện chungcủa chùa để các chú khỏi mang tiếng ngồi không mà ăn cơm bá tánh. Thứ hai, cắt chia côngviệc cho các chú cũng là cách tập cho các chú có trách nhiệm đối với công tác mà chùa giaophó.Cứ theo qui chế nói trên mà xét thì lẽ ra không có những chú tiểu ở tuổi từ 4 đến 6, mà nhỏnhất cũng phải là 7 tuổi. Có lẽ hồi xưa qui chế đó được áp dụng, nghĩa là chỉ nhận cho xuấtgia những chú từ 7 tuổi trở lên. Còn thời nay, người ta thấy ở nhiều chùa sự có mặt của cácchú tiểu ở lứa dưới 7 tuổi. Điển hình là chú Hiếu ở chùa Phước Tân. Chú Hiếu mới có 5 tuổithôi. Như vậy, lý ra chú chưa đủ tiêu chuẩn để được xếp vào hạng Sa di Đuổi Quạ nữa.Nhưng thầy trụ trì cũng đã cắt việc cho chú, coi chú như là hàng Sa di Đuổi Quạ chính thứcvậy. Có lẽ vì chùa cũng thiếu người làm công việc đuổi quạ nên thầy mới phải dành côngviệc đó cho chú. Được giao công việc, chú thích lắm. Chú cảm thấy mình được lớn, có khảnăng làm việc. Công việc của chú, trước đây do chú Hân đảm trách. Nhưng chú Hân bâygiờ đã được 13 tuổi rồ —đã qua khỏi cái tuổi Đuổi Quạ rồi—vì thế, chú Hiếu được bổnhiệm sớm.Chuyện đi tu của chú Hiếu cũng là một đề tài khá ly kỳ. Cha mẹ chú kể rằng từ hồi mới biếtăn, chú đã không ăn được cá thịt, cứ đòi ăn rau cải quanh năm suốt tháng. Nhiều lúc sợ chúbị thiếu dinh dưỡng, cha mẹ chú nghiền thịt hay cá để nấu chung với rau cho chú. Vậy màchú cũng biết, bỏ ăn; có khi lỡ ăn thì ói thốc ra hết, không chịu được mùi tanh cá thịt. Chođến tháng chạp năm ngoái, khi theo cha mẹ đến chùa, thấy chú Hân ngồi học kinh dưới gốccây, chú Hiếu bèn nẩy ý xin đi tu. Chú xin nằng nặc đến độ giận lẫy, bỏ ăn, không tắm rửa,đủ thứ chuyện. Cuối cùng cha mẹ đành phải chịu thua, mang chú lên chùa.Chùa Phước Tân là một chùa ở thôn quê. Cái tên của chùa, thầy trụ trì nói rằng nó chẳngmang chút Thiền vị nào hết mà chỉ có ý nghĩa gắn bó với ngôi làng nhỏ này mà thôi—chùaPhước Tân của làng Phước Tân. Và vì là chùa làng, mọi sinh hoạt đều mang tính cách củalàng xã địa phương. Dân trong làng làm ruộng làm vườn thì chùa cũng có ruộng có vườn đểcanh tác hàng ngày. Chùa có cả thảy sáu người: thầy trụ trì, thầy tri sự, chú Hân, hai dì vảigià dưới bếp và chú Hiếu. Hàng ngày, thầy trụ trì và thầy tri sự cùng vác cuốc ra ruộng. Lúacấy xong, hai thầy vác cuốc ra vườn trồng rau, đậu. Ruộng vườn của chùa nhiều lắm nênhết khoảnh ruộng này lại xoay qua miếng đất khác, chẳng biết lúc nào hai thầy mới nghỉ việcđược ngoại trừ các ngày Tết, ngày lễ vía, hoặc ngày rằm, mùng một. Chú Hân cũng đi theohai thầy từ khi có chú Hiếu đảm trách việc đuổi quạ. Nhưng chú Hân chẳng làm được gìngoài ruộng vườn trừ việc đem nước uống hoặc đem bữa lỡ (bữa ăn xách ra tận ngoàiruộng để ăn qua loa mà làm việc tiếp) cho hai thầy. Có khi chú giúp các thầy trĩa đậu, trồngrau lang, những việc tương đối dễ dàng và không cần phải dùng nhiều sức. Buổi sáng sớmsau khóa lễ khuya, chú Hân mang chổi ra quét sân, rồi vào quét Tổ đường trong khi thầy trụtrì quét dọn chánh điện còn thầy tri sự thì tưới các chậu kiễng. Hai dì vải già dưới bếp thìnấu ăn, quét dọn quanh bếp và vườn sau. Hai dì cũng lo việc xắc khoai lang khoai mì đểphơi khô, có khi các dì phơi lúa, phơi đậu ở mảnh sân xi măng bên hông chánh điện. Aicũng có nhiều việc để làm trong ngày. Duy có chú Hiếu là rảnh rang nhất, chỉ làm mỗi côngviệc đuổi quạ mà thôi.Công việc của chú chỉ bắt đầu khi nào hai dì vải khiêng bao bắp hay lúa ra sân, trút ra phơikhi nắng bắt đầu rọi đến khoảnh sân đó. Chiều, khi trời sắp tắt nắng, hai dì vải ra sân hốt lúavào bao là chú hết trách nhiệm. Ai cũng cho rằng việc đuổi quạ là việc nhàn rỗi, dễ nhất. Banđầu chú Hiếu cũng nghĩ vậy. Nhưng khi bắt tay vào việc rồi, chú mới thấy rằng nó khôngđơn giản. Trước đây, khi chú Hân còn làm việc đuổi quạ, cứ mỗi lúc ngồi trông coi đồ phơithì mang kinh ra học, có khi đem giấy bút ra tập viết chữ Hán nữa. Còn chú Hiếu chưa biếtchữ, chẳng biết phải học hay làm gì cho đỡ chán suốt thời gian ngồi trông coi bắp đậu.Ngoài ra, chú Hân có cái thanh quản rất tốt, nói năng lớn tiếng như ễnh ương kêu. Khi nàothấy có chim đến phá, chú Hân chỉ la lên một tiếng là chim bay hết. Còn chú Hiếu, giọng nhỏxíu như con gà con mới chui ra khỏi trứng, hét mãi mà chim cứ nhảy qua nhảy lại, tung tăngm ...