Trong cái di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ xưa còn truyền lại, có một phần quan trọng và khá phong phú, ấy là phần của nghệ thuật điêu khắc. Trong cái di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ xưa còn truyền lại, có một phần quan trọng và khá phong phú, ấy là phần của nghệ thuật điêu khắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam (Phan 1)
Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam
(Phan 1)
Trong cái di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ xưa còn
truyền lại, có một phần quan trọng và khá phong phú, ấy là phần của nghệ thuật điêu
khắc.
Trong cái di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ xưa còn truyền
lại, có một phần quan trọng và khá phong phú, ấy là phần của nghệ thuật điêu khắc.
Những tài liệu, một phần gồm những hiện vật đã được sưu tầm và trưng bày tại Viện
Bảo tàng lịch sử hoặc ở một số bảo tàng địa phương, một phần khác là những tài liệu gắn
liền với các di tích kiến trúc cổ nằm rải rác ở nhiều nơi trong nước, đặc biệt là ở một số
lăng mộ, chùa và đình. Số lượng nói chung không lớn lắm, một số hiện vật lại không còn
được toàn vẹn, vì đại bộ phận các sáng tác là làm bằng các chất liệu kém chịu đựng sự
thử thách của thời gian, như gạch vôi, đất nung và nhiều hơn cả là gỗ, những tác phẩm
bằng đồng hay bằng đá rắn chỉ gồm một số ít. Đồng, đá, có kiên cố hơn, nhưng nhiều
công trình làm bằng chất liệu này, nhất là đá, hầu hết là dựng ở ngoài trời cho nên cũng
đã không tránh khỏi ít nhiều bị xói mòn vì lâu đời dầu dãi gió mưa.
Cái khí hậu đặc biệt ẩm thấp và nồng nực của một nước nằm hoàn toàn giữa miền
nhiệt đới, nếu như là thích hợp cho sự sinh sôi nảy nở dồi dào của sinh vật và thảo mộc,
nếu như đã khiến cho ở đây, thật là “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” bốn mùa xum xuê,
xanh tốt, tạo cho khung cảnh của con người sống trên dải đất có cấu tạo đa dạng này
những sắc thái nhiều vẻ kỳ ảo, thì đồng thời nó cũng lại tác hại không ít đến sức khỏe con
người và những công trình mà óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của họ đã làm ra. Hạn hán,
mưa, lũ, bão, lụt v.v... xảy ra hằng năm. Lịch sử còn ghi những trận lũ lớn đã cuốn đi cả
nhiều làng mạc, những trận bão, trận sét đánh đã thiêu hủy cả nhiều cung điện v.v... mà
con người phải đương đầu khắc phục để mà sinh tồn. Chưa đủ. Hoàn cảnh lại còn muốn
họ phải chống chọi với tình trạng địch họa đã diễn ra nhiều lần trên đất nước trong suốt
quá trình lịch sử lâu dài. Những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc, của đế quốc
phương Tây v.v... đã gây ra không biết bao nhiêu tổn thất. Kinh thành Thăng Long (Hà
Nội ngày nay) đã bao phen bị tàn phá hết bởi quân Nguyên (thế kỷ XIII) quân Chiêm
Thành (thế kỷ XIV) đến quân Minh (thế kỷ XV), quân Mãn Thanh (thế kỷ XVIII) và cuối
cùng là quân Pháp (thế kỷ XIX). Đâu phải hết! Những cuộc tranh giành ngai vàng giữa
những tập đoàn phong kiến thống trị trong nước, những cuộc đổi thay triều đại trong đó
một số vua chúa triều đại mới lên thường đốt phá cung miếu hòng tiêu diệt ảnh hưởng
của triều đại trước.
Đi đôi với thiên tai, những nạn ngoại xâm những cuộc nội chiến đã nối tiếp nhau
hủy hoại thêm bao nhiêu công trình nghệ thuật mà ngày nay ta phải ngẩn ngơ tiếc, giận,
khi nghe kể lại hoặc khi nhìn lại một ít mảnh vụn, dấu vết của bao nhiêu sáng tạo huy
hoàng đa tan lẫn trong cát bụi.
Phật Quỳnh Lâm, một trong bốn kỳ quan1 còn truyền tụng từ thế kỷ XI, XIII, cao 6
trượng (24 mét) theo như văn ghi ở trong tấm bia duy nhất còn sót lại nơ mà ngày nay cả
ngôi chùa lẫn pho tượng chỉ còn là gạch đá vụn.
(Bốn kỳ quan còn truyền tụng từ thế kỷ XIII Phật Quỳnh Lâm (chùa cùng tên, Quảng
Yên), tháp Bảo Thiên (Thăng Long), vạc Phổ Minh (Nam Định) và chuông Quỳ Điền
(chùa Một cột).
Chùa Giạm (Bắc Ninh), cũng một công trình nổi danh của nghệ thuật Phật giáo buổi
thịnh thời (thế kỷ XI) mà những cuộc phát hiện gần đây đã tìm ra những cập nền xẻ vào
sườn núi với bục thềm giữa dài 16 mét. Thành nhà Hồ (thế kỷ XIV) (Thanh Hóa) mà
những tường lũy còn lại, toàn đá xanh, có phiến dài đến 7 mét, cao 1,50 mét với bốn cổng
cuốn tò vò bằng đá hộp lắp dựng với một kỹ thuật rất chính xác, với đôi rồng đá tạc với
một nghệ thuật sinh động, lực lưỡng v.v... Những chứng tích ấy đã nói lên hùng hồn quy
mô khá đồ sộ của những công trình đẹp đẽ mà ngày nay chỉ còn “vang bóng một thời”.
Gần chúng ta hơn, cách đây mới mười lăm năm, trong cuộc kháng chiến thần kỳ của nhân
dân ta chống thực dân Pháp, quân đội đế quốc dã man đã một lần nữa lại phá hủy thêm
một số di tích nghệ thuật danh tiếng.
Chùa Đọi (Long Đọi Sơn,
Hà Nam) với những di vật từ thời Lý, chùa Yên Phụ, chùa Bách Mông (Bắc Ninh), cảnh
trí u nhã, chùa Đậu (Hà Đông) với nhiều điêu khắc gỗ sơn (thế kỷ XVII, XVIII) bị đốt
gần hết. Đền Đô cổ kính (Bắc Ninh) nơi thờ tám vua nhà Lý với những chạm khắc lộng
lẫy, những cỗ kiệu quý giá, có cỗ làm từ thế kỷ XIII, tới nay chỉ còn là một nền đất hoang
với vài gốc cổ thụ còn vết đen thui của khói lửa, bom đạn.
Tải qua bao nhiêu thiên tai địch họa, cái vốn vô cùng quý báu ấy của nghệ thuật xưa, do
bao nhiêu xương máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông ta mới tạo nên, cho đến ngày nay
còn lại một phần không lớn lắm.
Một hình ảnh phổ biến và đặc biệt quen thuộc đã từ ...
Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam (Phan 1)
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 300.01 KB
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
điêu khắc cổ điêu khắc cổ Việt Nam nghệ thuật điêu khắc điêu khắc Việt Nam nghệ thuật hội họa tác phẩm mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
6 trang 269 0 0
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
The laws of black and white - Nguyên lý hội họa đen trắng: Phần 2
155 trang 118 2 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
16 trang 62 0 0
-
4 trang 62 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
9 trang 59 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng
8 trang 59 0 0 -
16 trang 59 0 0