Chợ phiên – một sắp đặt bằng gỗ của Nguyễn Bảo Toàn tại triển lãm cá nhân “Mạn ngược” hồi đầu tháng 6/2011 tại Hà Nội. Nếu có một bộ phận văn hóa nghệ thuật nào phát triển lạ lùng, nhanh mạnh gây ảnh hưởng nhất ở ta hai thập kỷ qua thì đó chính là nghệ thuật đương đại chứ không phải âm nhạc, điện ảnh, sân khấu hay thơ văn…! Trong đời sống nghệ thuật đương đại cũng năng động, gây nhiều ồn ào, tranh cãi và phiền hà nhất; đồng thời tác động trực tiếp, hướng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật đương đại sống với cộng đồng
Nghệ thuật đương đại sống với
cộng đồng
Chợ phiên – một sắp đặt bằng gỗ của Nguyễn Bảo Toàn tại triển lãm cá nhân
“Mạn ngược” hồi đầu tháng 6/2011 tại Hà Nội.
Nếu có một bộ phận văn hóa nghệ thuật nào phát triển lạ lùng, nhanh mạnh gây
ảnh hưởng nhất ở ta hai thập kỷ qua thì đó chính là nghệ thuật đương đại chứ
không phải âm nhạc, điện ảnh, sân khấu hay thơ văn…! Trong đời sống nghệ thuật
đương đại cũng năng động, gây nhiều ồn ào, tranh cãi và phiền hà nhất; đồng thời
tác động trực tiếp, hướng về cộng đồng nhất.
1. Nghệ thuật đương đại Contemporary Art (CA) thay đ ổi quan niệm, ngôn ngữ và
cách hoạt động nghệ thuật. Nó mở rộng biên giới của m ỹ thuật truyền thống tới
mức người ta dùng thuật ngữ Nghệ thuật Thị giác (NTTG) để thay thế.
Do đó cơ cấu hạ tầng, tức những thứ cần cho nó sống, phải khác từ sáng tác đến
tiếp nhận -tương tác. Phần mềm của hạ tầng này là nhận thức quan niệm, triết lý
và m ỹ học của nghệ thuật nơi người sáng tạo và nơi công chúng. Phần cứng của hạ
tầng là các không gian công cộng, tư nhân, cá nhân cho sáng tạo và tương tác, các
qu ỹ tài trợ nghệ thuật, các thiết chế văn hóa nghệ thuật chính phủ, phi chính phủ
và tư nhân, các công nghệ nghe nhìn, kỹ thuật mới mà nghệ sĩ phải nắm được và
các bên tài trợ tổ chức phải cung cấp được. Các luật lệ, hành lang pháp lý cho nó
hoạt động - vì nó cần tiền, không gian và giấy phép trước khi hình thành tác phẩm.
Nó tác động vào cộng đồng theo cách khác trước. Công chúng cần tương tác, chủ
động từ ý niệm đến tham dự từ bên trong tác phẩm, đồng sáng tạo, không tiếp
nhận thụ động, đứng ngoài tác phẩm nữa. Có thể coi nghệ thuật truyền thống là
nghệ thuật tiếp nhận (Receptive); trong khi CA là ngh ệ thuật tham dự- ý niệm
(Conceptive – Conceptual).
CA phủ nhận tác phẩm, tác giả và công chúng dưới các dạng cũ và có thể mang
tính nghe nhìn liên ngành phụ thuộc vào các dạng thức mới của computer-media-
internet.
Triết lý, câu chuyện và vận hành của CA đụng chạm, làm đảo lộn hầu như tất cả
các vấn đề m ỹ học (không gian hậu hiện đại với sự cô đơn và đòi hỏi khác biệt…),
nghệ thuật học (ngôn ngữ tạo hình, vật có sẵn, vật dụng thông thường, rác thải, địa
hình, cơ thể và các tác động, quy trình sinh học, sinh lý…), xã hội học (tác phẩm
là một sự kiện, gắn chặt với văn hóa đại chúng, nổi loạn, phản biện, gây sự nơi
công cộng, các người tình nguyện và các curators, các thiết chế mới cho NTTG,
đối đầu và tư thông giữa bảo tàng, gallery và đường phố!…), luân lý học (cực
đoan hóa, công cộng hóa các vấn đề riêng tư, sex, đồng tính, nhân quyền, nữ
quyền…), chính trị học (gắn với tuyên truyền, vận động phản biện mọi quyết sách
chính trị, trở thành tiếng nói của cộng đồng trong không gian thực và không gian
ảo - blog, mạng xã hội, diễn đàn… và vì thế đụng độ với công án, tòa án không
ít!...) kinh tế học (nó có thể là phi lợi nhuận nhưng nghệ sĩ, curators vẫn kiếm
được tiền, phi chính phủ nhưng rất chính trị, kinh tế nên được tài trợ hào phóng,
gắn với quảng cáo, ngôn ngữ quảng cáo, với thị trường cùng sự khuynh đảo, lèo
lái của các galleries và các curators…). Và nó trở thành một hiện tượng toàn cầu,
một thực trạng không biên giới, một bộ phận sôi động rộng rãi nhất của nghệ thuật,
hoạt động như một network.
Một màn trình diễn trong “Đáo Xuân 6” của Đào Anh Khánh, tối 24/2/2010 tại
Hà N ội
2. Ở phương Tây CA xuất hiện vào những năm 1950-1960 (dù có các cụ tổ ngay
trong dòng modernism đầu TK20) sau Thế chiến II ở Bắc Mỹ và châu Âu và đã có
lịch sử, các bậc thầy của mình từ video art, installation, tới performance,
multimedia, phim… CA từ ngoại biên đi vào trung tâm của m ỹ thuật, chiếm lĩnh
các bienale, art fair, bảo tàng, galleries và trở thành các mặt hàng cực đắt giá hoặc
cực đại chúng (vật phẩm làm hàng loạt, bán đại trà). Nó được hàn lâm hóa ở các
đại học, art school, các khoa đào tạo từ cử nhân đến sau tiến sĩ. Nó có một đội ngũ
nhà phê bình và curators hùng h ậu, khuynh đảo mọi hoạt động và thiết chế, có các
collector và tài phiệt ‘chống lưng’
CA đến ASEAN khoảng 1970-1980 và vào Việt Nam những năm 1990. Đầu năm
1990 khi dịch chữ installation thành sắp đặt và perfomance thành trình diễn tôi tự
hỏi bao giờ những thứ này mới tới Việt Nam. Gần như ngay lập tức có trình diễn
của Trương Tân trong lớp học ở ĐH Mỹ thuật Việt Nam cùng các tranh chủ đề
đồng tính, có các con búp bê-chất độc da cam ngồi trên hoa sen của Đinh Q. Lê
bày ở chợ Bến Thành, các hoạt động của Trần Lương ở Nhà sàn Đức, Viện Goethe,
mỏ than Mạo Khê, các trình diễn giàu tính sân khấu đông đúc của Đào Anh Khánh,
các sắp đặt đầy tính dân gian của Bảo Toàn, Đặng Thị Khuê… và sau đó là trình
diễn, sắp đặt, video art… của hàng loạt nghệ sĩ trẻ hơn từ Nguyễn Minh Thành tới
Ly Hoàng Ly, Minh Phương, Bùi Công Khánh, Đinh Công Đạt và anh em Thanh-
Hải (Huế), Minh Phước, Văn Thạo tới Huy An, Nguyễn Văn Hè…v.v
Năm 2011 có các sự kiện ‘nhìn lại’ CA châu Á và ASEAN tại Singapore và Hàn
Quốc với sự hiện diện ấn tượng của các nghệ sĩ thị giác nước ta, Người cơm của
Trần Lương được dùng làm poster và in bìa, như là biểu tượng của 20 năm phát
triển CA của khu vực. Tác phẩm của Lê Quang Định được bảo tàng MOMA danh
tiếng mua và anh nhận một giải thưởng của Hà Lan cho đóng góp nghệ thuật cộng
đồng. Chỉ 20 năm tôi đã có thể đưa ra gợi ý các nhà phê bình nghiên cứu viết một
cuốn lịch sử 20 năm CA Việt Nam. Nếu có một bộ phận văn hóa nghệ thuật nào
phát triển lạ lùng, nhanh mạnh gây ảnh hưởng nhất ở ta hai thập kỷ qua thì đó
chính là CA chứ không phải âm nhạc, điện ảnh, sân khấu hay thơ văn…! Trong
đời sống CA cũng năng động, gây nhiều ồn ào, tranh cãi và phiền hà nhất; đồng
thời tác động trực tiếp, hướng về cộng đồng nhất.
3. Hiện trạng CA Việt Nam: Tôi ước tính số nghệ sĩ thực hành CA khoảng 150
người trẻ sinh sau 1970 và bắt đầu sáng tạo CA cuối những năm 1990 khi Doimoi
Art đã “tự kết thúc”. Các nghệ sĩ 6X tiên phong đã trở thành “lão làng”, những
người mở đường cho CA Việt Nam.
Các nghệ sĩ và hoạt độn ...
Nghệ thuật đương đại sống với cộng đồng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 185.13 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghệ thuật đương đại kiến thức mỹ thuật họa sĩ tác phẩm nghệ thuật bức tranh nổi tiếng văn hóa mỹ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
6 trang 268 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Ảnh hưởng của hội hoạ trừu tượng trong thiết kế đồ hoạ
7 trang 47 0 0 -
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 trang 44 0 0