Từ sau mốc lịch sử năm 1978, khi ông Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc với thế giới, đất nước Trung Quốc như hồi sinh và có nhiều thay đổi to lớn về mọi mặt. Trong lĩnh vực nghệ thuật, các nghệ sĩ Trung Quốc đã háo hức thử nghiệm với những kỹ thuật và thủ pháp nghệ thuật mới của phương Tây để phản ánh những vấn đề nóng hổi và bức xúc về chính trị và xã hội. Chính động lực này đã tạo ra một diện mạo rất khởi sắc của nghệ thuật đương đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật đương đại Trung Quốc - Hệ quả từ một chính sách
Nguyễn Thế Sơn
Nghệ thuật đương đại Trung Quốc - Hệ quả từ một chính sách
(Tham luận tại Hội thảo 20 năm mỹ thuật thời kỳ đổi mới 1986-2006 ngày 10.5.2007)
Từ sau mốc lịch sử năm 1978, khi ông Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc với thế giới, đất
nước Trung Quốc như hồi sinh và có nhiều thay đổi to lớn về mọi mặt. Trong lĩnh vực nghệ
thuật, các nghệ sĩ Trung Quốc đã háo hức thử nghiệm với những kỹ thuật và thủ pháp nghệ
thuật mới của phương Tây để phản ánh những vấn đề nóng hổi và bức xúc về chính trị và xã
hội. Chính động lực này đã tạo ra một diện mạo rất khởi sắc của nghệ thuật đương đại Trung
Quốc.
Một loạt những tên tuổi sáng giá của Trung Quốc đã liên tiếp xuất hiện trong những triển lãm
nghệ thuật quốc tế lớn. Các tác phẩm của họ đã có mặt áp đảo trong các gallery uy tín và các
cuộc đấu giá nổi tiếng trên thế giới. Mặt bằng các tranh, ảnh, tượng của các nghệ sĩ Trung
Quốc liên tục gia tăng, tạo nên một làn sóng sưu tập các tác phẩm nghệ thuật đương đại
Trung Quốc trên khắp các thị trường nghệ thuật lớn như Châu Âu, Châu Mỹ, Hồng Kông,
Singapore… Nói một cách khác, giá trị thương hiệu của nghệ thuật đương đại Trung Quốc đã
được nâng lên một cách vượt bậc.
Vậy thực sự là cái gì đã tạo ra sự thay đổi thần kỳ đó? Điều gì đã biến một nền nghệ thuật
Trung Quốc trước đó không lâu chỉ được biết đến với cái tên hiện thực xã hội chủ nghĩa - một
bản sao của Liên Xô cũ mang màu sắc Trung Quốc - trở thành một quốc gia có nền nghệ thuật
đương đại uy tín vào bậc nhất trên thế giới như hiện nay?
Phải chăng phải đến những năm 80 các nghệ sĩ Trung Quốc mới nhận ra cần phải thay đổi tư
duy sáng tác, chủ đề sáng tác, hay do đến thời điểm đó năng lực sáng tác của họ mới đủ chín
muồi? Qua tìm hiểu một số tài liệu, tôi thấy rằng tình hình chính trị và xã hội của Trung Quốc
thời kỳ đó đã xảy ra những giằng xé nội bộ giữa phái hữu, gồm những người cấp tiến muốn
thực hiện nhanh chóng cuộc cải cách dân chủ, và phái tả, gồm những người muốn triệt để
tuân theo đường lối chính trị giáo điều truyền thống. Sau đó, sự phân cực gắt gao giữa hai
phái đã đi đến hồi kết bằng sự tan rã của phái hữu sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Thắng lợi tạm thời của phái tả tồn tại không lâu và cuối cùng lại bị gạt sang một bên, đặc biệt
là sau chuyến thị sát Thượng Hải của ông Đặng Tiểu Bình.
Trong không khí căng thẳng thời kỳ hậu Thiên An Môn đó, một chính sách mới đã chính thức
được áp dụng, đó là chính sách kỹ trị. Trung Quốc đã thực hiện bước chuyển dứt điểm từ nền
chính trị giáo điều sang nền chính trị thực dụng.
Cuộc chuyển biến này đã dọn đường cho sự lên ngôi của tầng lớp tinh hoa mới, những nhà kỹ
trị đầu tiên do Giang Trạch Dân lãnh đạo đã tạo ra được một luồng gió mới hiện đại và thực
dụng, thu hút được một lượng tinh hoa nhân tài trở thành một lực lượng quan trọng trong xã
hội. Công cuộc cải cách kinh tế theo hướng thị trường cùng với thay đổi lớn lao mà nó mang lại
đã thu hút được trọn vẹn tâm huyết của giới trẻ. Trong khi đó, những người thuộc thế hệ cũ
trung thành với nền chính trị bảo thủ ngày càng già đi và dần rút khỏi chính trường. Hơn 10
năm sau chuyến đi lịch sử của ông Đặng Tiểu Bình đến Thượng Hải, sự tăng trưởng mạnh mẽ
của nền kinh tế chính là sự khẳng định chắc chắn về hiệu quả của đường lối kỹ trị, tầng lớp
tinh hoa của Trung Quốc đã được mở rộng để tham gia quản lý nhà nước. (Theo ông James
Tong - một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc - thì cả 9 uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị
Trung Quốc hiện nay đều là kỹ sư, không có bất kỳ một nhà lý luận nào, không có ai từ ngành
tình báo, không có quân nhân chuyên nghiệp, không có ai xuất thân là công nhân, chỉ có duy
nhất một người là cán bộ cao cấp thời kỳ trước. Cấu trúc quyền lực của Trung Quốc đã thực sự
dứt bỏ được khuôn mẫu của nền chính trị giáo điều truyền thống).
Tầng lớp trung lưu, thanh niên sinh viên bị cuốn theo sức hấp dẫn to lớn của các cơ hội phát
triển kinh tế, cơ hội đầu tư, cùng với sức ép việc làm thôi thúc, đã quay lưng lại với các vấn đề
chính trị. Giới kỹ trị này không còn vướng mắc trong các ràng buộc và tranh luận vô bổ về ý
thức hệ, đã có tự do nhất định để ban hành các quyết định duy lý và hiệu quả khi giải quyết
các vấn đề của hiện đại hoá.
Việc sử dụng tri thức tinh hoa được thể hiện rất rõ rệt. Sau khi mở cửa Trung Quốc đã có
nhiều chính sách đón nhận, thu nạp một lượng lớn những người Trung Quốc thành đạt, những
nhà khoa học, tiến sĩ, nghệ sĩ… trở về Trung Quốc. Chính những người này đã chắp thêm cánh
cho sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, nó vừa gia tăng nội lực vừa củng cố thêm những
ảnh hưởng về kinh tế, văn hoá của Trung Quốc trên toàn thế giới. Tinh thần dân tộc được đẩy
mạnh, lúc này tất cả các yếu tố để tạo nên một thương hiệu mạnh, MADE IN CHINA trở nên
quan trọng hơn cả. Chính phủ Trung Quốc đến lúc này cũng không ngần ngại đứng ra bảo trợ
cho nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Một loạt các cuộc triển lãm nghệ thuật lớn được chính
phủ Trung Quốc tổ chức, nhiều nhà đầu tư lớn cũng không bỏ qua cơ hội này.
Chính sách đầu tư cho tinh hoa tri thức cũng đã được thể hiện rất rõ trong giáo dục. Trong các
trường đại học, giáo sư được trả lương rất cao, có thể nói là cao nhất trong các ngành. Cùng
với lực lượng giảng viên có sẵn, các trường đại học còn mời thêm nhiều giáo sư, các nghệ sĩ
tham gia giảng dạy, tạo ra một không khí rất cởi mở và hết sức cầu thị. Thực sự là Trung Quốc
đã và đang chuyển hoá sang một nền kinh tế tri thức.
Sự bùng nổ của nghệ thuật thị giác ở Trung Quốc từ sau năm 1979:
Sự cởi mở hơn về chính trị và sự chuyển biến trong ý thức hệ của Trung Quốc đã là tác nhân
khơi nguồn cho sự nở rộ của nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Quá trình phát triển và diễn
biến này được chia làm 2 giai đoạn, mốc bản lề là năm 1989 – năm xảy ra sự kiện Thiên An
Môn.
Giai đoạn thứ nhất từ sau năm 1979 đến 1989
Đây là giai đoạn Trung Quốc chưa chính thức áp dụng chính sách kỹ trị, tình hình đất nước
Trung Quốc vừa thoát khỏ ...
Nghệ thuật đương đại Trung Quốc - Hệ quả từ một chính sách
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 226.08 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghệ thuật đương đại trường phái nghệ thuật xu hướng mỹ thuật nghệ sĩ nổi tưởng triển lãm nghệ thuật mỹ thuật hiện đại trào lưu nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 49 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
Ảnh hưởng của hội hoạ trừu tượng trong thiết kế đồ hoạ
7 trang 47 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
4 trang 44 0 0