NHỮNG ĐIỀU KHÓ NÓI Nếu bạn đã từng một lần yêu, chắc bạn sẽ không khỏi có lúc băn khoăn, do dự trước vẫn đề khó nói trong quan hệ yêu đương. Khó nói có thể vì không biết làm thế nào để bày tỏ hay để kiềm chế những mong muốn thầm kín đang trào dâng mãnh liệt đó?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật HIỂU THẤU TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC - Phần 9
NGHỆ THUẬT THẤU HIỂU TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC 1
NHỮNG ĐIỀU KHÓ NÓI
Nếu bạn đã từng một lần yêu, chắc bạn sẽ không khỏi có lúc băn khoăn, do dự trước vẫn
đề khó nói trong quan hệ yêu đương. Khó nói có thể vì không biết làm thế nào để bày tỏ
hay để kiềm chế những mong muốn thầm kín đang trào dâng mãnh liệt đó?
Khó nói có thể vì không hiểu tại sao lúc bình thường đã hạ “quyết tâm sắt đá” rồi, mà khi
gặp tình huống thực lại mềm yếu? Khó nói vì không hiểu sau những quyết định khó khăn
này,liệu có những hậu quả đáng tiếc gì không?
Khó nói vì không biết khước từ đề nghị của người bạn yêu như thế nào để vừa giữ được
giới hạn cần thiết lại vừa tránh được thương tổn cho tình yêu?
Và khó nói còn không biết liệu trong tình yêu đích thực có chỗ đứng của vấn đề mà một
thời gian dài bị coi là “cấm kỵ” hay không?...vấn đề “khó nói” quả là thật khó nói!
1. Cơ sở tâm sinh lý của vấn đề
Dưới góc độ tâm-sinh lý, đây là một vấn đề liên quan đến nhu cầu tình dục của con
người- một nhu cầu tự nhiên và tất yếu sau tuổi dậy thì và vốn là một phần của bản năng
truyền chủng( duy trì nòi giống). Nhu cầu này được biểu hiện rất khác nhau ở mỗi giới: ở
phái nam, nhu cầu này thường cấp bách hơn, do đó biểu hiện một cách nóng nảy và ích
kỷ hơn, nhưng lại chóng bị triệt tiêu hơn; còn ở phái nữ, ít cấp bách hơn, nhưng lại bền
bỉ, dai dẳng, và cũng không kém phần nồng nhiệt, sâu sa.
Tuy là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người, song nó lại liên quan đến những
bộ phận “kín” của xã hội, cho nên nói chung, trong cơ thể, người ta ưa giữ kín hay e ngại,
xấu hổ khi nói đến quan hệ này. Và cũng do vậy mà nhu cầu này gắn liền với những
phong tục tập quán, truyền thống của các dân tộc, các đạo giáo khác nhau… Hay nói cách
khác, từ một nhu cầu sinh lý, gần với bản năng truyền chủng của động vật, song ở xã hội
1
NGHỆ THUẬT THẤU HIỂU TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC 2
loài người, nó đã trở thành một vấn đề tâm lý phức tạp và tinh tế.
Đối các bạn trẻ đang yêu, nhất là trong những điều kiện gặp gỡ quá kín đáo, riêng biệt
hay bị những tác nhân kích thích nào đó, nhu cầu này dễ bị bùng lên mãnh liệt, thôi thúc
bạn nếm thử “trái cấm”, thưởng thức “mùi đời”, cho dù khi chỉ riêng một mình, bạn tỏ ra
có đủ sức đề kháng. Đấy là chưa nói đến sực cấm kỵ, né tránh, răn đe của phong tục, tập
quán, đạo lý có khi cũng là nguồn kích thích trí tò mò bổ sung cho nhu cầu thầm kín đó.
Puskin- nhà thơ Nga vĩ đại, đã nói rất hay rằng:
Hỡi con người! các người đều giống
Bà tổ E-va của các ngươi…
Các ngươi đều phải nếm quán, cho được quả cấm
Bằng không đối với các ngươi, thiên đường không còn là thiên đường nữa.
Và tất nhiên, cái giá phải trả do vội vàng, lén lút xâm phạm “trái cấm” trong tình yêu của
các bạn trẻ có khi cũng không kém gì cái giá mà E-va phải trả, bởi lẽ trước tiên là sự trả
thù của qui luật tâm lý:
Phàm cái gì đã cho các ngươi thì
Các người không thèm khát nữa
(Puskin)
Và sau đó có thể là một loạt hậu quả đáng tiếc xảy ra do thiếu những hiểu biết cần thiết
về khoa học,kỹ thuật xung quanh lĩnh vực này, thiếu sự chín muồi đồng đều trên cả ba
mặt sinh lý, tâm lý, và xã hội, không lường trước những yếu tố về phong tục, tập quá,đạo
lý xã hội…và mọi đổ vỡ của tình yêu đôi lứa cho thể bắt đầu từ giây phút thiếu tự chủ
này.
2. Giải pháp xưa và nay
Như trên đã nói, đây là một vấn đề gắn liền với phong tục, tập quán, truyền thống của các
2
NGHỆ THUẬT THẤU HIỂU TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC 3
dân tộc, các đạo giáo khác nhau, do vậy mà giải pháp cũng khác nhau qua các dân tộc,
các thời đại.
Ở nước ta trước đây, do ảnh hưởng của đạo lý phong kiến mà quan hệ tình dục gần như bị
cấm kỵ hoàn toàn trong tình yêu đôi lứa: “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Điều này đã trở
thành một giá trị cao đẹp trong đạo lý cổ truyền. Đúng như đại thi hào Nguyễn Du đã
viết: Đã cho vào bậc bố kinh Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu Và cũng do “chữ trinh
đáng giá ngàn vàng” mà nàng Kiều khi thấy chàng Kim có biểu hiện “xem trong âu yếm
có chiều lả lơi” đã vội cảnh giác, ngăn chặn:
Phải điều ăn xổi ở thì
Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày…
Đạo lý ngày xưa khắt khe đến mức khi biết chắc chắn sẽ lấy nhau, đôi bạn yêu nhau cũng
không được trao chữ trinh trước ngày cưới, vì điều đó sẽ lại hậu quả là người phụ nữ dễ
bị coi thường trong cuộc sống sau này. Nàng Kiều đã bộc bạch nỗi lo ấy khi từ chối
chàng Kim:
Trong khi chắp cánh liền cành
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên…
Đó là ngày xưa! Còn ngày nay thì sao?
Vượt ra khỏi vòng “cấm kỵ” của những giáo lý, lại bắt gặp được những trào lưu tư tưởng,
lối sống hiện đại của phương Tây trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng,
th ...
Nghệ thuật HIỂU THẤU TÂM LÝ NGƯỜI KHÁC - Phần 9
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 322.76 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương châm sống cách sống tốt nghệ thuật sống tâm lý giao tiếp tâm lý ứng xửTài liệu có liên quan:
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 272 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 245 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 237 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 235 0 0 -
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 235 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 232 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 228 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 213 0 0 -
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 trang 210 0 0 -
10 Doanh nghiệp ‘khủng' do phái đẹp đặt nền móng
9 trang 147 0 0