Thức cột dorique cổ sơ ở đền Paestum (Ý, thuộc Hy Lạp cổ - thế kỷ VI tr.C.N.)Nhớ hồi còn mài đũng quần ở trường Mỹ thuật Paris (tôi tình cờ lại ghi tên vào đúng một trong ba xưởng kiến trúc nổi tiếng là bảo thủ nhất trường, ba lò luyện thi Giải thưởng La Mã !), năm đầu chúng tôi phải học về các thức (ordres) cổ điển Hy Lạp : dorique, ionique, corinthien, ba thức cột mà trong nhiều thế kỷ đã đè nặng lên nền kiến trúc cổ điển của phương tây : bằng chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật Những điều học hỏi sau nhà trườngNghệ thuật Những điều học hỏi sau nhà trườngVăn NgọcThức cột dorique cổ sơ ở đền Paestum (Ý, thuộc Hy Lạp cổ - thế kỷ VI tr.C.N.)Nhớ hồi còn mài đũng quần ở trường Mỹ thuật Paris (tôi tình cờ lại ghi tên vào đúng một trongba xưởng kiến trúc nổi tiếng là bảo thủ nhất trường, ba lò luyện thi Giải thưởng La Mã !), nămđầu chúng tôi phải học về các thức (ordres) cổ điển Hy Lạp : dorique, ionique, corinthien, bathức cột mà trong nhiều thế kỷ đã đè nặng lên nền kiến trúc cổ điển của phương tây : bằngchứng là chúng tôi, bước vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, mà vẫn còn đang lụi hụi saochép, đánh bóng lại chúng, để thấm nhuần cái gu cổ điển của người xưa !Thực ra, tụi tôi học mà chẳng hiểu gì hết. Sao chép các thức cột đến mỏi cả tay, mòn cả conmắt, mà vẫn không hiểu được ý nghĩa của việc mình làm. Không có một ông thầy nào biếtgiảng cho tụi tôi nghe về nguồn gốc xuất xứ của các phong cách này, tại sao đã có thức cộtdorique rồi, lại còn có các thức cột ionique và corinthien, v.v. Tụi tôi, đứa nào đứa nấy đềuchán ngấy, mà không dám hé răng than thở, vì vừa mới chân ướt chân ráo từ trường trunghọc tỉnh nhỏ lên, ghi tên ngay vào học kiến trúc, tưởng là bở lắm. Đền Parthénon trên đỉnh Acropole, với thức cột dorique cổ điển (447-432 tr.C.N.)Thế là, ngoài việc phải chạy cờ cho bọn anciens (bọn kỳ cựu trong xưởng), bị chúng nó saivặt, ăn hiếp, trong suốt ba tháng đầu, chúng tôi ngày ngày phải sao chép những thức cột, nhưthể các cậu học trò ở ta ngày xưa dùi mài kinh sử bằng cách học thuộc lòng những lời vàngngọc của người xưa, mà thực ra chẳng hiểu gì hết. Sau này nghĩ lại, tôi thấy cũng tội cho cácthức cột kia. Cái điều đã làm cho chúng tôi oán hận ngày ấy, chỉ là cái cách dạy của các ôngthầy. Ngày ấy nào đã có sách nghiên cứu nghệ thuật gì đâu, mà nếu có, chưa chắc chúng tôiđã biết sử dụng. Ở thư viện nhà trường, chỉ toàn là sách cũ rích, bụi bặm, để lại từ mấy thế kỷtrước : Vitruve, Vignole, Gromort, Choisy, v.v.Thức cột ionique ở đền Erechthéion (420-405 tr.C.N.) - Acropole, Athinai (Athènes)Tuy vậy, ở cái tuổi mới ở trường trung học ra, chúng tôi cũng đã biết nhạy cảm với cái đẹp, đãnhận ra được cái đẹp rất nam tính của thức cột dorique ở đền Parthénon trên đỉnh Acropole(Athinai / Athènes - thế kỷ V tr. C.N.), cái đẹp dữ dằn của thức cột - cũng phong cách dorique,nhưng cổ sơ hơn - của ngôi đền ở Paestum (thế kỷ VI tr. C.N.), cũng như cái đẹp nữ tính,thanh thoát, duyên dáng, của thức cột ionique ở đền Erechthéion (Acropole). Và mặc dầukhông được ai giải thích cho thế nào là phong cách cổ sơ (archaïque), nhưng chúng tôi cũngđã tự nhận ra được trong phong cách này có một cái gì độc đáo, chinh phục được cái gu thẩmmỹ còn chưa bị lung lạc bởi những thành kiến (của người khác). Phải chăng vì ở Paestum, tỷ lệvà hình khối của thân cột và gối cột (chapiteau) chưa được / bị gọt rũa đến mức trở thành cổđiển ? Hay còn vì một lý do tâm lý nào khác nữa ? Hay là chính chúng tôi đã bắt đầu có thànhkiến đối với những phong cách mà người ta gọi là cổ điển rồi ?Dẫu sao, những điều mà các ông thầy không giảng được cho lũ trẻ chúng tôi ngày ấy, phảiđến hàng mấy chục năm sau mỗi người chúng tôi mới tự khám phá ra được, nhở đã tự đặtđược ra cho mình những câu hỏi, và tìm thấy những lời giải đáp trong các tư liệu nghiên cứungày càng phong phú về lịch sử nghệ thuật.Các thức cột cổ điển Hy Lạplịch sử và nghệ thuậtNgười ta có thể nhận biết được giá trị thẩm mỹ của một hình tượng nghệ thuật, hay một tácphẩm nghệ thuật, nhưng nếu không biết nguồn gốc xuất xứ của nó, thì cũng không thể nàocảm thụ được một cách sâu sắc cái đẹp, cũng như cái lý do tồn tại của nó. Điều này, theo tôi,có giá trị chung cho tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình, song đặc biệt là cho kiến trúc.Tại sao, từ thế kỷ VII đến thế kỷ V tr.C.N., thức cột dorique lại là thức cột đóng vai chính,được người Hy Lạp chọn lựa để xây cột chống ở mặt tiền của các ngôi đền, từ Paestum,Delphes, đến Parthénon ở Acropole ? Tại sao, ở Acropole, lại có cùng một lúc cả thức cộtdorique, lẫn thức cột ionique ? Vì lý do gì mà đến thế kỷ V đột nhiên đã có sự chuyển biến này? Cũng như, vì lý do gì, đến thế kỷ IV tr. C.N., người Hy Lạp lại sáng tạo ra thức cộtCorinthien, một phong cách hoàn toàn khác hẳn?nguồn gốc của thức doriqueNgười ta thường cho rằng thức cột dorique có những nét kiến trúc thuộc truyền thống củangười Doriens, cư dân đến sau dân tộc Mycéniens và dân tộc Ioniens trên đất nước Hy Lạp,vào thế kỷ XII tr.C.N. Người Doriens là một dân tộc quen với trận mạc, nên trong nếp sốngvăn hoá của họ có những nét võ biền. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giả thuyết, vì không cóbằng chứng cụ thể, ngoài các thư tịch. Dẫu sao thì phong cách kiến trúc mà người Hy Lạp ápdụng để xây những ngôi đền của mình từ thế kỷ VII tr.C.N. trở đi, mang tên dân tộc này.Người ta thường ví người Doriens với những cư dân Hy Lạp ở thành quốc Sparte, cũ ...
Nghệ thuật Những điều học hỏi sau nhà trường
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 828.71 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trường phái nghệ thuật xu hướng mỹ thuật nghệ sĩ nổi tưởng triển lãm nghệ thuật mỹ thuật hiện đại trào lưu nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 49 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
4 trang 44 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 44 0 0