
Nghệ thuật Việt Nam: Cái nhìn của nhà buôn tranh nước ngoài
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 205.68 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bằng chứng rõ nét về điều này là nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, có hiệu ứng hình ảnh nhưng chỉ mang tính chiếu lệ, không có tính tượng trưng sâu sắc hay nội dung ẩn dụ. Các nghệ sĩ lấy một chủ đề hay nội dung chủ đạo cho cái tư tưởng thể hiện sự không hiểu biết của họ trong nghệ thuật sắp đặt. Điều này có thể giải thích được nếu bạn xem xét đến tình trạng thiếu thông tin và kiến thức cũng như trình độ học vấn có hạn trong giới nghệ thuật Việt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật Việt Nam: Cái nhìn của nhà buôn tranh nước ngoài Nghệ thuật Việt Nam: Cái nhìn của nhà buôn tranh nước ngoài Tác giả: Natalia Kraevskaia - giám đốc Salon Natasha tại Hà Nội Minh Long dịch từ Articles ... Bằng chứng rõ nét về điều này là nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, có hiệu ứng hình ảnh nhưng chỉ mang tính chiếu lệ, không có tính tượng trưng sâu sắc hay nội dung ẩn dụ. Các nghệ sĩ lấy một chủ đề hay nội dung chủ đạo cho cái tư tưởng thể hiện sự không hiểu biết của họ trong nghệ thuật sắp đặt. Điều này có thể giải thích được nếu bạn xem xét đến tình trạng thiếu thông tin và kiến thức cũng như trình độ học vấn có hạn trong giới nghệ thuật Việt Nam... Đổi mới hay trì trệ? Sự chuyển hướng chưa từng có trong nghệ thuật hiện đại Việt Nam sau Đổi mới được rất nhiều người thừa nhận. Việc xuất hiện các hình thức nghệ thuật mới và sự đa dạng phong cách, việc các nhà phê bình nước ngoài và công chúng thừa nhận nghệ thuật hiện đại Việt Nam, việc tham gia của các họa sĩ vào những chương trình triển lãm quốc tế và dự án nghệ thuật khác nhau ở nước ngoài - tất cả những điều này dự đoán cho sự nở rộ trong tương lai của nền nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, những dấu hiệu đầu tiên về sự trì trệ đã thấy hiển hiện rõ nét vào cuối thập niên 90 thế kỷ XX. Qua phân tích tình hình ở các nước châu Á khác cho thấy những nét tương đồng trong xu hướng suy thoái của quá trình phát triển nghệ thuật hiện đại ở những nước không được chính phủ bảo trợ đúng mức và không có một thị trường nghệ thuật địa phương. Nhằm xác lập một chiến lược có thể giúp vượt qua những vấn đề này, trước tiên hãy cùng nhau xác định những khía cạnh tiêu cực sau đây: 1. Vực thẳm ngăn cách giữa truyền thống và hiện đại, giữa thực nghiệm và thường thức đã trở nên rất khó cảm nhận và những nét tương phản mạnh mẽ trong bức tranh nghệ thuật giữa thập niên 90 thế kỷ XX đã thể hiện một bề mặt bằng phẳng hơn. Ngay cả sự đối lập giữa hai thể loại triển lãm - thể loại hiện đại và thể loại kế thừa từ thời kỳ trước Đổi mới – cũng đã được chuyển hóa thành một dạng cùng tồn tại. Nhiều cuộc triển lãm hiện đại thiếu đi một yếu tố kiếm tìm những ý tưởng và hình thức đại diện mới và trở nên tẻ nhạt hơn so với cái gọi là nghệ thuật truyền thống; 2. Sự tự hạn chế của các họa sĩ, việc sợ dẫm chân lên ranh giới của thông lệ và cảm nhận cái mới rất phổ biến hiện nay. Đi kèm theo đó thường là trò nước đôi của các họa sĩ khi đối mặt với sự kiểm soát của nhà nước, nhưng những lý do để bất mãn đó đôi khi được dùng để bào chữa cho tình trạng thiếu sáng tạo và những ý tưởng độc đáo; 3. Sự đổi mới giờ đây thật hiếm hoi. Chúng có thể sáng sủa và nổi bật song thường không được bản thân giới nghệ thuật thừa nhận. Tính thẩm mỹ cao thường được đánh giá cao hơn xu hướng khái niệm mặc dù xu hướng khái niệm là trào lưu chính trong nghệ thuật đương đại thế giới, nơi mà các nguyên tắc thẩm mỹ đã bị đánh bật ra ngoài lề bởi một sự thôi thúc hướng tới hiểu biết về cái tôi, nơi mà nghệ thuật không chỉ đơn giản là một kỹ năng miêu tả, mà thay vào đó là phương tiện để xây dựng một cá tính, để thiết lập một chương trình đạo lý, triết lý và thẩm mỹ. Đây là những gì mà các nghệ sĩ Việt Nam đang thiếu. Bằng chứng rõ nét về điều này là nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, có hiệu ứng hình ảnh nhưng chỉ mang tính chiếu lệ, không có tính tượng trưng sâu sắc hay nội dung ẩn dụ. Các nghệ sĩ lấy một chủ đề hay nội dung chủ đạo cho cái tư tưởng thể hiện sự không hiểu biết của họ trong nghệ thuật sắp đặt. Điều này có thể giải thích được nếu bạn xem xét đến tình trạng thiếu thông tin và kiến thức cũng như trình độ học vấn có hạn trong giới nghệ thuật Việt Nam. Thực tế này được nhấn mạnh bởi Phạm Cẩm Thượng và Lương Xuân Đoàn, trong một bài viết rất hay trong cuốn sách Các họa sĩ trẻ Việt Nam. Nhìn từ một góc độ rộng hơn, các họa sĩ trẻ Việt Nam rất khác so với các nhà văn cùng thời với họ theo nghĩa là họ không có trình độ tri thức ngang hàng và đặt ít tư tưởng trong tác phẩm của mình hơn. Họ thiếu khả năng sắc sảo của các nhà văn trong việc nhận thức triết lý. Tôi biết rằng rằng cụm từ này cũng như một số cụm từ khác trong cuốn sách khiến một số họa sĩ rất giận dữ, song đây lại là một sự thật cay đắng. Những người ở độ tuổi 50, 60 hay 70 thường có trình độ học vấn và mức độ tu dưỡng tốt hơn, chứ không phải những người quyết định đến tương lai của nghệ thuật hiện đại. 4. Những họa sĩ giỏi nhất, nổi tiếng nhất và kỳ cựu nhất thường đánh cắp cuộc đời của chính mình, khả năng sáng tạo của họ dựa duy nhất vào khát vọng tái tạo bản thân của họ. Việc làm nghệ thuật của họ chuyển sang hình thức sản xuất hàng hóa, đều đặn cung cấp cho thị trường những hàng hóa đã được chứng nhận. 5. Thế hệ trẻ đã hùa vào cùng trào lưu sao chép các tác phẩm bán chạy nhất và sáng tác ra một mới hổ lốn những tác phẩm chẳng có gì đặc biệt đằng sau những cái tên như Cương, Phương, Phong; 6. Nhân tố tiêu cực tiếp theo là ảnh hưởng không phải bàn cãi của thị trường bao gồm chủ yếu những người nước ngoài. Đó không phải là những người phụ trách bảo tàng, các đại diện của triển lãm hay bảo đang đang tìm kiếm nghệ thuật sáng tạo, những người hình thành nên chiến lược thị trường, mà là đông đảo những người nước ngoài coi nghệ thuật như một sự đầu tư tốt hay mua các tác phẩm nghệ thuật để trang trí cho các văn phòng và phòng khách của mình. Khách hàng nước ngoài, họ là ai? Nhóm thứ nhất là các nhà ngoại giao và nhà quản lý công ty đang sống ở Việt Nam. Vị thế địa vị xã hội và thu nhập của họ ở Việt Nam cao hơn so với ở nước họ. Nhiều người trước đó rất hiếm khi đến thăm các triển lãm nghệ thuật và hầu như chưa bao giờ (ngoại trừ những người sưu tầm nghệ thuật) mua các tác phẩm nghệ thuật. Ở Việt Nam, địa vị xã hội mới được nâng cao của họ thôi thúc họ thỏa mãn một số yêu cầu trong đó có việc mua các tác phẩm nghệ thuật (tôi không muốn dùng từ sưu tầm trong trường hợp này), mà việc đó được coi là một sở thích tốt. Mức giá thấp hơn cũng là yếu tố khuyến khích h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật Việt Nam: Cái nhìn của nhà buôn tranh nước ngoài Nghệ thuật Việt Nam: Cái nhìn của nhà buôn tranh nước ngoài Tác giả: Natalia Kraevskaia - giám đốc Salon Natasha tại Hà Nội Minh Long dịch từ Articles ... Bằng chứng rõ nét về điều này là nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, có hiệu ứng hình ảnh nhưng chỉ mang tính chiếu lệ, không có tính tượng trưng sâu sắc hay nội dung ẩn dụ. Các nghệ sĩ lấy một chủ đề hay nội dung chủ đạo cho cái tư tưởng thể hiện sự không hiểu biết của họ trong nghệ thuật sắp đặt. Điều này có thể giải thích được nếu bạn xem xét đến tình trạng thiếu thông tin và kiến thức cũng như trình độ học vấn có hạn trong giới nghệ thuật Việt Nam... Đổi mới hay trì trệ? Sự chuyển hướng chưa từng có trong nghệ thuật hiện đại Việt Nam sau Đổi mới được rất nhiều người thừa nhận. Việc xuất hiện các hình thức nghệ thuật mới và sự đa dạng phong cách, việc các nhà phê bình nước ngoài và công chúng thừa nhận nghệ thuật hiện đại Việt Nam, việc tham gia của các họa sĩ vào những chương trình triển lãm quốc tế và dự án nghệ thuật khác nhau ở nước ngoài - tất cả những điều này dự đoán cho sự nở rộ trong tương lai của nền nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, những dấu hiệu đầu tiên về sự trì trệ đã thấy hiển hiện rõ nét vào cuối thập niên 90 thế kỷ XX. Qua phân tích tình hình ở các nước châu Á khác cho thấy những nét tương đồng trong xu hướng suy thoái của quá trình phát triển nghệ thuật hiện đại ở những nước không được chính phủ bảo trợ đúng mức và không có một thị trường nghệ thuật địa phương. Nhằm xác lập một chiến lược có thể giúp vượt qua những vấn đề này, trước tiên hãy cùng nhau xác định những khía cạnh tiêu cực sau đây: 1. Vực thẳm ngăn cách giữa truyền thống và hiện đại, giữa thực nghiệm và thường thức đã trở nên rất khó cảm nhận và những nét tương phản mạnh mẽ trong bức tranh nghệ thuật giữa thập niên 90 thế kỷ XX đã thể hiện một bề mặt bằng phẳng hơn. Ngay cả sự đối lập giữa hai thể loại triển lãm - thể loại hiện đại và thể loại kế thừa từ thời kỳ trước Đổi mới – cũng đã được chuyển hóa thành một dạng cùng tồn tại. Nhiều cuộc triển lãm hiện đại thiếu đi một yếu tố kiếm tìm những ý tưởng và hình thức đại diện mới và trở nên tẻ nhạt hơn so với cái gọi là nghệ thuật truyền thống; 2. Sự tự hạn chế của các họa sĩ, việc sợ dẫm chân lên ranh giới của thông lệ và cảm nhận cái mới rất phổ biến hiện nay. Đi kèm theo đó thường là trò nước đôi của các họa sĩ khi đối mặt với sự kiểm soát của nhà nước, nhưng những lý do để bất mãn đó đôi khi được dùng để bào chữa cho tình trạng thiếu sáng tạo và những ý tưởng độc đáo; 3. Sự đổi mới giờ đây thật hiếm hoi. Chúng có thể sáng sủa và nổi bật song thường không được bản thân giới nghệ thuật thừa nhận. Tính thẩm mỹ cao thường được đánh giá cao hơn xu hướng khái niệm mặc dù xu hướng khái niệm là trào lưu chính trong nghệ thuật đương đại thế giới, nơi mà các nguyên tắc thẩm mỹ đã bị đánh bật ra ngoài lề bởi một sự thôi thúc hướng tới hiểu biết về cái tôi, nơi mà nghệ thuật không chỉ đơn giản là một kỹ năng miêu tả, mà thay vào đó là phương tiện để xây dựng một cá tính, để thiết lập một chương trình đạo lý, triết lý và thẩm mỹ. Đây là những gì mà các nghệ sĩ Việt Nam đang thiếu. Bằng chứng rõ nét về điều này là nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, có hiệu ứng hình ảnh nhưng chỉ mang tính chiếu lệ, không có tính tượng trưng sâu sắc hay nội dung ẩn dụ. Các nghệ sĩ lấy một chủ đề hay nội dung chủ đạo cho cái tư tưởng thể hiện sự không hiểu biết của họ trong nghệ thuật sắp đặt. Điều này có thể giải thích được nếu bạn xem xét đến tình trạng thiếu thông tin và kiến thức cũng như trình độ học vấn có hạn trong giới nghệ thuật Việt Nam. Thực tế này được nhấn mạnh bởi Phạm Cẩm Thượng và Lương Xuân Đoàn, trong một bài viết rất hay trong cuốn sách Các họa sĩ trẻ Việt Nam. Nhìn từ một góc độ rộng hơn, các họa sĩ trẻ Việt Nam rất khác so với các nhà văn cùng thời với họ theo nghĩa là họ không có trình độ tri thức ngang hàng và đặt ít tư tưởng trong tác phẩm của mình hơn. Họ thiếu khả năng sắc sảo của các nhà văn trong việc nhận thức triết lý. Tôi biết rằng rằng cụm từ này cũng như một số cụm từ khác trong cuốn sách khiến một số họa sĩ rất giận dữ, song đây lại là một sự thật cay đắng. Những người ở độ tuổi 50, 60 hay 70 thường có trình độ học vấn và mức độ tu dưỡng tốt hơn, chứ không phải những người quyết định đến tương lai của nghệ thuật hiện đại. 4. Những họa sĩ giỏi nhất, nổi tiếng nhất và kỳ cựu nhất thường đánh cắp cuộc đời của chính mình, khả năng sáng tạo của họ dựa duy nhất vào khát vọng tái tạo bản thân của họ. Việc làm nghệ thuật của họ chuyển sang hình thức sản xuất hàng hóa, đều đặn cung cấp cho thị trường những hàng hóa đã được chứng nhận. 5. Thế hệ trẻ đã hùa vào cùng trào lưu sao chép các tác phẩm bán chạy nhất và sáng tác ra một mới hổ lốn những tác phẩm chẳng có gì đặc biệt đằng sau những cái tên như Cương, Phương, Phong; 6. Nhân tố tiêu cực tiếp theo là ảnh hưởng không phải bàn cãi của thị trường bao gồm chủ yếu những người nước ngoài. Đó không phải là những người phụ trách bảo tàng, các đại diện của triển lãm hay bảo đang đang tìm kiếm nghệ thuật sáng tạo, những người hình thành nên chiến lược thị trường, mà là đông đảo những người nước ngoài coi nghệ thuật như một sự đầu tư tốt hay mua các tác phẩm nghệ thuật để trang trí cho các văn phòng và phòng khách của mình. Khách hàng nước ngoài, họ là ai? Nhóm thứ nhất là các nhà ngoại giao và nhà quản lý công ty đang sống ở Việt Nam. Vị thế địa vị xã hội và thu nhập của họ ở Việt Nam cao hơn so với ở nước họ. Nhiều người trước đó rất hiếm khi đến thăm các triển lãm nghệ thuật và hầu như chưa bao giờ (ngoại trừ những người sưu tầm nghệ thuật) mua các tác phẩm nghệ thuật. Ở Việt Nam, địa vị xã hội mới được nâng cao của họ thôi thúc họ thỏa mãn một số yêu cầu trong đó có việc mua các tác phẩm nghệ thuật (tôi không muốn dùng từ sưu tầm trong trường hợp này), mà việc đó được coi là một sở thích tốt. Mức giá thấp hơn cũng là yếu tố khuyến khích h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 50 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 45 0 0 -
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 44 0 0 -
5 trang 44 0 0