Nghị định số: 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị định số: 11/2016/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 11/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động
về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về cấp giấy phép
lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc
trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy
phép lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây
viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo
dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt
Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được
cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
h) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác
kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định
của pháp luật;
i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp
tác xã;
l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Điều 3. Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ
doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều
hành và lao động kỹ thuật
1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà
quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh
nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di
chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh
thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất
12 tháng.
2. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường
hợp sau:
a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
tại nước ngoài;
b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh
nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc
mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc
biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18
Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
của cơ quan, tổ chức;
b) Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực
thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
5. Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc
chu ...
Nghị định số: 11/2016/NĐ-CP
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 198.46 KB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Bộ luật Lao động Lao động nước ngoài Thi hành Bộ luật lao động Luật Tổ chức Chính phủ Quy định Bộ luật lao độngTài liệu có liên quan:
-
44 trang 1039 0 0
-
14 trang 220 0 0
-
Bộ Luật Lao động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
108 trang 206 0 0 -
Nghị quyết số 43/NQ-CP năm 2024
2 trang 154 0 0 -
10 trang 146 0 0
-
Quyết định số 343/QĐ-TTg năm 2024
10 trang 132 0 0 -
4 trang 131 0 0
-
11 trang 130 0 0
-
Quyết định số 259/QĐ-TTg năm 2024
23 trang 127 0 0 -
Tìm hiểu về Luật tổ chức Chính phủ: Phần 2
18 trang 116 0 0