Danh mục tài liệu

Nghị định số 39/2024/NĐ-CP

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghị định này quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của Luật Di sản văn hóa trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Danh mục của quốc gia). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị định số 39/2024/NĐ-CP CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 39/2024/NĐ-CP Hà Nội ngày 16 tháng 4 năm 2024 NGHỊ ĐỊNHQUY ĐỊNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓAPHI VẬT THỂ TRONG CÁC DANH SÁCH CỦA UNESCO VÀ DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIACăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm2019;Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;Chính phủ ban hành Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốcgia.Chương I QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnhNghị định này quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhântrong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Namtheo quy định của Luật Di sản văn hóa trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học vàVăn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể (sauđây gọi là Danh mục của quốc gia).Điều 2. Đối tượng áp dụngNghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng, cá nhân có liên quanđến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở ViệtNam trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia.Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động xác định tên gọi, loại hình, chủ thể, khônggian, thời gian, sức sống, hiện trạng, đặc điểm, giá trị của di sản và các yếu tố tác động tới di sảnvăn hóa phi vật thể.2. Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động tìm hiểu về hình thức biểu đạt, các đặcđiểm lịch sử, quá trình sáng tạo, tái tạo và chức năng xã hội, văn hóa, kinh tế của một di sản vănhóa phi vật thể cụ thể cùng các hình thức truyền dạy, các đặc điểm lịch sử, văn hóa, khoa học củadi sản đó.3. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thu thập, đánh giá, nhận diện và thể hiệnthông tin về các di sản văn hóa phi vật thể một cách có hệ thống.4. Tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động ghi, thu lại di sản văn hóa phi vật thể ở tìnhtrạng hiện tại trong trạng thái khác nhau và thu thập các tài liệu liên quan nhằm mục đích xâydựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể phục vụ lưu giữ lâu dài, tra cứu, phục hồi, giớithiệu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.5. Cộng đồng chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể (còn gọi là cộng đồng chủ thể) là tập hợpnhững cá nhân cùng cư trú tại một khu vực địa lý, có đặc tính chung về văn hoá, xã hội, cùngthừa nhận một hay nhiều di sản văn hóa phi vật thể là bản sắc; phân biệt với cộng đồng khác.6. Người thực hành di sản văn hóa phi vật thể là thành viên của cộng đồng chủ thể di sản văn hóaphi vật thể, người tích cực tái tạo, trao truyền, truyền tải, sáng tạo và định hình văn hóa trongcộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, bằng cách thực hiện, duy trì các thực hành xã hội dựatrên kiến thức và kỹ năng chuyên môn.7. Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể là người thực hành, nắm giữ và traotruyền các kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết và hiểu biết sâu sắc về di sản văn hóa phi vật thể.8. Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thể hiện các biểu đạt văn hóa của cộngđồng, nhóm, cá nhân chủ thể nhằm duy trì sức sống, bảo đảm tính liên tục, nội dung, quy trìnhthực hành, các yếu tố cấu thành, nguyên tắc, bản chất tự nhiên và giá trị của loại hình di sản vănhóa phi vật thể.9. Biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể là những biểu hiện cụ thể bằng ngôn ngữ, hành động,cử chỉ, sản phẩm, được cộng đồng, nhóm hoặc cá nhân tạo ra trong quá trình thực hành nhằmtruyền tải nội dung, thông tin, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.10. Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động của nghệ nhân, người thực hành gồmhướng dẫn, truyền đạt, chỉ bảo cho thế hệ kế cận những kỹ năng, kỹ thuật, tri thức, biểu đạt vănhóa và nội dung liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể của họ thông qua thực hành hoặc đàotạo có chủ đích.11. Tính liên tục của di sản văn hóa phi vật thể là trạng thái di sản văn hóa phi vật thể đượcthường xuyên thực hành, sáng tạo, lưu truyền và tái tạo bởi cộng đồng, nhóm hoặc cá nhân chủthể di sản đó.12. Không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể là nơi di sản văn hóa phi vật thể được cộngđồng chủ thể sáng tạo, thể hiện, duy trì và lưu truyền với đầy đủ ý nghĩa, bản chất và giá trị.13. Sức sống của di sản văn hóa phi vật thể là khả năng để di sản tiếp tục tồn tại và trao truyềntrong cộng đồng chủ thể với đầy đủ các yếu tố cấu thành, quy trình thực hành, nội dung, bản chấttự nhiên và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.14. Di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền là di sản mà khả năng tồn tại, thựchành và trao truyền của di sản trong cộng đồng chủ thể đang bị ngăn cản hoặc đe dọa nghiêmtrọng, khó có khả năng phục hồi và có thể bị biến mất.15. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sứcsống của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc kiểm kê, nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu,gìn giữ, phát huy, thực hành, truyền dạy, giáo dục trong hoặc ngoài nhà trường cũng như việcphục hồi các khía cạnh khác nhau của di sản.16. Phục hồi di ...