Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản cáo bạch: là tài liệu pháp lý bao gồm tài liệu hoặc số liệu công khai
những thông tin chính xác, trung thực, khách quan, liên quan đến việc chào
bán hoặc niêm yết chứng khoán của người phát hành và các điều khoản,
điều kiện phát hành trái phiếu do Người phát hành cùng các tư vấn pháp lý
soạn thảo. Bản cáo bạch sẽ được Người bảo lãnh phát hành cung cấp cho
các nhà đầu tư tiềm năng và các đối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHỊ ĐỊNH Số: 53/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2009 Về phát hành trái phiếu quốc tế
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 53/2009/NĐ-CP --------------
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
Về phát hành trái phiếu quốc tế
-------------
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 về Quy
chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này điều chỉnh hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thông qua hình
thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các
doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản cáo bạch: là tài liệu pháp lý bao gồm tài liệu hoặc số liệu công khai
những thông tin chính xác, trung thực, khách quan, liên quan đến việc chào
bán hoặc niêm yết chứng khoán của người phát hành và các điều khoản,
điều kiện phát hành trái phiếu do Người phát hành cùng các tư vấn pháp lý
soạn thảo. Bản cáo bạch sẽ được Người bảo lãnh phát hành cung cấp cho
các nhà đầu tư tiềm năng và các đối tác cần thiết khác.
2. Các thỏa thuận đại lý: là các thỏa thuận được ký giữa Người phát hành và
các đại lý về các điều kiện và điều khoản để thực hiện giao dịch từ khi phát
hành đến khi hoàn tất việc thanh toán trái phiếu gồm:
a) Đại lý in ấn (Printer Agent): là công ty được lựa chọn để in ấn bản cáo
bạch và các tài liệu liên quan khác;
b) Đại lý niêm yết (Listing Agent): là công ty được lựa chọn làm thủ tục đăng
ký niêm yết trái phiếu của Người phát hành trên các thị trường chứng khoán
thích hợp phù hợp với các quy định của nơi niêm yết;
c) Đại lý tài chính và thanh toán (Paying Agent): là ngân hàng được lựa chọn
thay mặt cho Người phát hành thanh toán tiền lãi và gốc cho các nhà đầu tư
và là đại lý nắm giữ danh sách các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của đợt
phát hành;
d) Đại lý chuyển nhượng (Transfer Agent): là tổ chức được Người phát hành
chỉ định để duy trì các báo cáo về người sở hữu chứng khoán, để hủy và phát
hành giấy chứng nhận, để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giấy
chứng nhận bị mất, bị hư hỏng hoặc bị mất cắp;
đ) Đại lý ủy thác (Trustee): là công ty được các nhà đầu tư chỉ định trên trái
phiếu làm người đại diện của các nhà đầu tư nằm giữ trái phiếu có nhiệm vụ
bảo vệ quyền lợi của các người nắm giữ trái phiếu và bảo đảm việc tuân thủ
các điều khoản của trái phiếu;
e) Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ (Clearing systems and depository): là
tổ chức theo dõi và xác nhận việc chuyển nhượng trái phiếu ở thị trường sơ
cấp và thứ cấp. Các trái phiếu được phát hành theo hình thức ghi danh và
được lưu giữ tại cơ quan lưu ký.
3. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là các công ty xếp hạng tín nhiệm cho
quốc gia, doanh nghiệp.
4. Cơ quan cho vay lại: là Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Tài
chính ủy quyền thực hiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính
phủ, có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho vay lại và
được hưởng phí cho vay lại theo quy định của pháp luật.
5. Doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là doanh nghiệp): là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
6. Hình thức phát hành: trái phiếu quốc tế được phát hành theo nhiều hình
thức khác nhau phụ thuộc tiêu chí phân loại, cụ thể:
a) Theo loại hình các nhà đầu tư gồm: (i) Phát hành riêng lẻ (private
placement) dành cho các nhà đầu tư tiềm năng như các ngân hàng đầu tư,
các quỹ tài chính, các quỹ bảo hiểm …; và (ii) Phát hành ra công chúng
(public offering) dành cho mọi đối tượng các nhà đầu tư;
b) Theo phạm vi phát hành được chia thành:
(i) Phát hành toàn cầu (global offering);
(ii) Phát hành riêng trong từng quốc gia, từng khu vực địa lý nhất định.
c) Theo loại tiền có thể phát hành bằng các đồng tiền có khả năng chuyển đổi
khác nhau như đồng đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Yên Nhật Bản …
7. Hệ số tín nhiệm (credit rating): là hệ số mà các công ty đánh giá hệ số tín
nhiệm quốc tế xác định để đánh giá mức độ tin cậy của các quốc gia (hệ số
tín nhiệm quốc gia) hoặc của các doanh nghiệp (hệ số tín nhiệm công ty) về
mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay. Hệ số này được
dùng làm căn cứ để xác định chi phí đối với việc huy động các khoản vay.
8. Hợp đồng bảo lãnh phát hành ...
NGHỊ ĐỊNH Số: 53/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2009 Về phát hành trái phiếu quốc tế
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 273.20 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trái phiếu quốc tế qui định phát hành trái phiếu quốc tế Luật ngân sách nhà nước luật tổ chức chính phủ luật Pháp lệnh ngoại hốiTài liệu có liên quan:
-
44 trang 1039 0 0
-
Quy trình tạm ứng và thanh toán kinh phí
10 trang 195 0 0 -
Nghị quyết số 43/NQ-CP năm 2024
2 trang 153 0 0 -
10 trang 144 0 0
-
Quyết định số 343/QĐ-TTg năm 2024
10 trang 131 0 0 -
4 trang 129 0 0
-
11 trang 128 0 0
-
Quyết định số 259/QĐ-TTg năm 2024
23 trang 125 0 0 -
Tìm hiểu về Luật tổ chức Chính phủ: Phần 2
18 trang 116 0 0 -
179 trang 90 0 0