Nghĩ về những mùa xuân, ngày tết của người Hà Nội trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghĩ về những mùa xuân, ngày tết của người Hà Nội trong vùng tự do thời kháng chiến chống PhápSố 1 (42) - 2013 - Di sản văn h‚a phi vật thểNGHĨ VỀ NHỮNG MÙA XUÂN, NGÀY TẾTCỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG VÙNG TỰ DOTHỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁPGS. ĐỖ HUYrong Tạp chí Di sản văn hóa số xuânNhâm Thìn (2012), tôi đã ghi lại ký ứccủa mình về những mùa xuân ngày tếtcủa người Hà Nội trong vùng tự do thời khángchiến chống Pháp, từ năm 1946 đến mùa xuânnăm 1952. Trong số xuân này, tôi tiếp tục câuchuyện mùa xuân, ngày tết của người Hà Nộitrong vùng tự do thời kháng chiến chống Phápvào năm Quý Tỵ (1953). Trong năm này, cảtiền tuyến và toàn bộ vùng tự do thời khángchiến chống Pháp có những chuyển biến sâusắc, tác động vô cùng mạnh mẽ đến cuộcsống, đến tâm tư, tình cảm, đến niềm hânhoan và những suy tư của không ít đồng bàothủ đô đã tham gia cuộc kháng chiến thầnthánh của dân tộc bước vào năm thứ 7.Sau cái tết Nhâm Thìn, người Hà Nội địnhcư trong vùng tự do thời kháng chiến chốngPháp, tập trung ở một số vùng thị trấn, thị tứ.Ở miền Trung, trong khoảng những năm 19521954, người Hà Nội sinh sống, lập nghiệp, laođộng, tổ chức sản xuất và học tập xung quanhthị xã Thanh Hóa, như Rừng Thông, Nhồi. Xahơn nữa, họ làm ăn, sinh sống ở Hậu Hiền,Phủ Quảng, bến đò Cổ Tế, thành nhà Hồ, KimTân. Một số ít gia đình người Hà Nội làm ănsinh sống ở Cầu Giát, Hoàng Mai. Ở nhữngnơi đó, họ buôn bán, mở hàng ăn, lập xưởnggiấy, tham gia công tác của Chính phủ, hoạtđộng văn hóa, văn nghệ, con cái họ theo họcvà chính họ cũng dạy học ở các trường: dự bịTđại học, trường Trung học Nguyễn ThượngHiền, Đào Đức Thông, Huỳnh Thúc Kháng…Ở phía Bắc thủ đô, rất nhiều người Hà Nội lậpnghiệp và làm ăn, sinh sống ở Phú Thọ, Vũ Lủ,Thanh Cù. Họ tham gia vào các công việc vănhóa, văn nghệ, giáo dục. Ở đây, người Hà Nộithường thành lập những đoàn diễn kịch, ca hátđể động viên nhân dân tham gia kháng chiến.Phía trên Phú Thọ, người Hà Nội cũng đã sinhcơ, lập nghiệp ở Yên Bái, Lào Cai, TuyênQuang, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu. Phíadưới, gần thủ đô hơn, người ta thường gặpngười Hà Nội làm ăn, sinh sống, giảng dạy ởNhã Nam, Bố Hạ, các trường học nổi tiếngtrong vùng tự do thời kháng chiến chống Phápở phía Bắc, như Trường Tân Trào, TrườngLương Ngọc Quyến, Trường Ngô Sỹ Liên…đều có người Hà Nội giảng dạy và học tập.Từ giữa năm 1952, hình thái của cuộcchiến tranh chống thực dân Pháp vô cùngsáng sủa, nhưng cũng là những ngày rất gaygo, khi cuộc kháng chiến này đang đi đến giaiđoạn cuối. Cả một vùng tự do rộng lớn hừnghực khí thế thi đua sản xuất và đánh giặc, đểlập thành tích chuẩn bị cho một năm mới, nămQuý Tỵ. Công nhân trong các xưởng may thiđua tăng năng suất, bộ đội trong hậu địch vàngoài tiền phương thi đua giết giặc. Thầy giáovà học sinh trong nhà trường thi đua học giỏi,dạy giỏi và cung cấp cho tiền tuyến lương thựcbằng tăng gia sản xuất, đi dân công. Ngoài Hà65Đỗ Huy: Nghĩ về những ngšy xuŽn...66Nội, trong những ngày cuối năm Nhâm Thìn,người Hà Nội cũng vô cùng hào hức, vô cùngphấn khởi tham gia vào tất cả các mặt trậnkinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa và quânsự của cuộc chiến đấu để mau chóng được trởvề thủ đô.Cuối năm 1952, chúng ta mở chiến dịchTây Bắc, vừa để mở rộng vùng tự do và phátan âm mưu của thực dân Pháp - nhằm lập xứThái Tự trị, vừa chuẩn bị tích cực cho cuộccách mạng ruộng đất sắp tới, để nâng caotoàn diện sức và lực của cuộc chiến tranh,quyết giành thắng lợi cuối cùng. Ngày14/10/1952, để mở đầu cho chiến dịch TâyBắc, chúng ta tiến công phân khu Nghĩa Lộ,giặc Pháp vô cùng hoảng sợ. Ngày29/10/1952, chúng mở cuộc càn quét lớn lênPhú Thọ, người Hà Nội gọi đó là cuộc tấn côngLoren, nhằm đỡ đòn cho chiến dịch Tây Bắc.Với chiến dịch Tây Bắc, người Hà Nội đãgặp nhau trong các đoàn dân công trên khắccác vùng núi, rừng mênh mông của tổ quốc.Có người thì gánh trên vai hai bồ thóc hoặcgạo, đầu đội mũ lá cọ, tay chống gậy, mìnhkhoác lá ngụy trang, chân đi đôi dép mà ngườikháng chiến lúc đó gọi là dép Bình Trị Thiên.Với đôi dép này, người ta có thể băng rừng,lội suối, vượt đá tai mèo, có thể đi ở đồngbằng, trong mưa, trong gió không sợ hỏng…Cùng với những đoàn dân công dùng vaiđể tải lương thực ra tiền tuyến, còn có đoàndân công với những xe thồ. Trong những đoànxe thồ lên chiến dịch Tây Bắc, người ta gặp rấtnhiều người Hà Nội, nhất là những học sinhlớn tuổi, được đi dân công hỏa tuyến. Mỗichiếc xe thồ thường có hai người cùng chungsức đảm đương…Đoàn dân công đi chiến dịch Tây Bắc từThanh Hóa lên, từ Yên Bái sang, từ khu IIIđến, đêm đi, ngày nghỉ, đông vui như trẩy hội.Những ngày cuối cùng của năm 1952, núirừng Tây Bắc rất rét, dân công đi rầm rập, mỗiđoàn đều có đuốc dầu Tây hay đuốc cao su…Suốt 2 tháng cuối năm 1952, đoàn dâncông hỏa tuyến Tây Bắc vượt qua bao rừngsâu, đồi cao, vực thẳm, vượt những trận lũlớn, qua rất nhiều ghềnh, thác, sông, suối,vượt qua những cánh rừng có hổ dữ, nhữngđêm máy bay giặc oanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Di sản văn hóa Kháng chiến chống Pháp Ký ức mùa xuân Người Hà Nội Vùng tự doTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 10
85 trang 394 0 0 -
9 trang 73 0 0
-
Luật tục Ê-đê về bảo vệ tài nguyên môi trường trong mối tương quan với pháp luật hiện nay
13 trang 62 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 60 0 0 -
Phát triển du lịch di sản văn hóa của Trung Quốc và kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 57 0 0 -
Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch ban đêm tại Hà Nội
6 trang 57 0 0 -
10 trang 55 0 0
-
11 trang 54 0 0
-
Ứng dụng công nghệ số hóa 3D cho các di tích lịch sử tại thành phố Nha Trang
8 trang 50 0 0 -
Thông báo số 3019/TB-TCHQ 2013
6 trang 47 0 0
Tài liệu mới:
-
3 trang 1 0 0
-
giáo án vật lý 11 - định luật ôm đối với các loại mạch điện
5 trang 1 0 0 -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm học 2017 - 2018 môn Toán - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - Mã đề 601
6 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
4 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 121
7 trang 1 0 0