Danh mục tài liệu

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, thủy văn đến ổn định bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.51 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng sạt lở và ảnh hưởng của dao động cao độ nước dưới đất đến ổn định bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Các số liệu về địa hình, địa chất, thủy văn được thu thập, đo đạc để phân tích, thiết lập tương quan giữa cao độ nước dưới đất và mực nước sông; Từ đó phân tích nguyên nhân sạt lở thông qua hệ số ổn định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, thủy văn đến ổn định bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Bài báo khoa học Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, thủy văn đến ổn định bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Lê Hải Bằng1, Lâm Văn Thịnh2, Lê Hải Trí3, Đinh Văn Duy3, Trần Văn Tỷ3*, Huỳnh Vương Thu Minh2 1 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp; lehaibangcctl@gmail.com. 2 Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ; lvthinh@ctu.edu.vn; hvtminh@ctu.edu.vn. 3 Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ; tvty@ctu.edu.vn; dvduy@ctu.edu.vn; lehaitri@gmail.com. *Tác giả liên hệ: tvty@ctu.edu.vn; Tel.: +84–939501909. Ban Biên tập nhận bài: 8/7/2021; Ngày phản biện xong: 19/8/2021; Ngày đăng bài: 25/11/2021 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng sạt lở và ảnh hưởng của dao động cao độ nước dưới đất đến ổn định bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Các số liệu về địa hình, địa chất, thủy văn được thu thập, đo đạc để phân tích, thiết lập tương quan giữa cao độ nước dưới đất và mực nước sông; từ đó phân tích nguyên nhân sạt lở thông qua hệ số ổn định. Kết quả cho thấy nguyên nhân chính là do dòng chảy, địa chất yếu cùng với sự dao động cao độ nước dưới đất. Vận tốc dòng chảy có biểu đồ phân bố lệch tâm, tạo ra dòng chảy xiên với lưu tốc lớn nhất gần bờ lớn hơn vận tốc không xói cho phép tương ứng với cỡ hạt theo TCVN 4118-2012. Lớp đất yếu nằm trong giới hạn dao động mực nước triều cùng với dòng chảy lệch tâm tạo ra các lỗ rỗng và ngày càng bị khoét sâu gây mất ổn định bờ sông. Hệ số ổn định trong các trường hợp đều nhỏ hơn giá trị cho phép. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu đo đạc trong thời gian ngắn nên chưa thể đánh giá đầy đủ các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông. Vì vậy, cần quan trắc liên tục hoặc theo các mùa để có đánh giá chính xác hơn nguyên nhân sạt lở. Từ khóa: Đất yếu; Hệ số ổn định; Dao động cao độ nước dưới đất; Sông Cái Vừng; Vận tốc dòng chảy. 1. Mở đầu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng lớn nhất thế giới với diện tích lên đến 60.000 km2 và có một mạng lưới sông ngòi dày đặc [1]. Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn và thay đổi chế độ dòng chảy do biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức cho vùng ĐBSCL. Hệ thống đê bao và hạ tầng công trình thủy lợi đã được xây dựng ở ĐBSCL từ những năm 1990 nhằm giúp tăng mùa vụ và giảm thiểu tác động của lũ hàng năm ở các vùng thượng nguồn. Cùng với sự phát triển kinh tế, các khu dân cư, đường giao thông, các thành phố cùng với các dịch vụ giải trí được xây mới và mở rộng đã dần dần thu hẹp diện tích rừng, mặt đệm và mặt nước. Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích canh tác, khu công nghiệp và xây các đập thủy điện ở các quốc gia thượng nguồn đã làm giảm nguồn nước và phù sa và đồng thời làm gia tăng thêm nguồn ô nhiễm nước mặt đến ĐBSCL [2]. Việc giảm hàm lượng phù sa trên sông không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà còn ảnh hưởng đến sụt lún và sạt lở các sông/kênh rạch ở ĐBSCL. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 731, 16-25; doi:10.36335/VNJHM.2021(731).16-25 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 731, 16-25; doi:10.36335/VNJHM.2021(731).16-25 17 Một số nghiên cứu gần đây như nghiên cứu sử dụng công thức kinh nghiệm để tính toán thử nghiệm mức độ sạt lở cho đoạn sông Hậu ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang [3]; nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ĐBSCL [4]; nghiên cứu ứng dụng mô hình toán và công thức kinh nghiệm đánh giá sự phát triển của hố xói sâu hạ lưu sông Hậu và sông Vàm Nao [5]; nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT trong tính toán xói lở bề mặt lưu vực hạ lưu sông Mekong [6]; nghiên cứu công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ đoạn sông Tiền khu vực Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp [7]; nghiên cứu tương quan xói lở–bồi tụ một số khu vực lòng sông Tiền, sông Hậu [8]; và nghiên cứu mối quan hệ giữa khai thác cát với biến động bờ sông Tiền tại tỉnh Đồng Tháp [9]. Nguyên nhân chủ yếu gây sạt lở và xói mòn bờ sông ở ĐBSCL rất đa dạng như do dòng chảy, mưa, cấu tạo địa chất bờ sông, hình thái lòng dẫn, tải trọng tác dụng lên bờ sông, … Thực tế cho thấy, có những khu vực sạt lở gây ra do dòng chảy ép sát bờ được tìm thấy ở Tân Châu, Mỹ Thuận, Sa Đéc, Mỹ Khánh; nhiều khu vực khác lại do sóng tàu đi lại gây nên được tìm thấy ở sông Chợ Gạo ở Tiền Giang, kênh KH6, rạch Cái Sơn ở Cần Thơ; hay do kết cấu đất bờ yếu, hoặc do các tổ hợp bất lợi từ nhiều yếu tố được tìm thấy ở Vàm Nao, Long Xuyên; và do nhà lấn chiếm lòng dẫn ở Trà Nóc, Trà An [10]. Sạt lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp đang xảy ra ngày càng trầm trọng dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và con người [11]. Một số nghiên cứu cho thấy sạt lở bờ sông cần được đánh giá dựa trên sự cân bằng bùn cát trong sông và tác động tổ hợp của các yếu tố gây sạt ...

Tài liệu có liên quan: