Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng tường xây đến đặc trưng động lực học và phản ứng công trình chịu tải trọng tĩnh và động nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng tường xây đến đặc trưng động lực học và phản ứng của công trình chịu tải trọng tĩnh và động để làm sáng tỏ mức độ ảnh hưởng của độ cứng hệ tường xây/vách ngăn đến các đặc trưng động lực học của công trình và phản ứng của công trình khi chịu tác động của tải trọng tĩnh và động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng tường xây đến đặc trưng động lực học và phản ứng công trình chịu tải trọng tĩnh và động
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 35 – Tháng 4/2023
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CỨNG TƯỜNG XÂY ĐẾN ĐẶC
TRƯNG ĐỘNG LỰC HỌC VÀ PHẢN ỨNG CÔNG TRÌNH CHỊU TẢI
TRỌNG TĨNH VÀ ĐỘNG
Study on the effect of construction wall strengths on the dynamic charater
and Structural response to static and dynamic loads
1
Nguyễn Hữu Lập
1
Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam
nguyenhuulap83@gmail.com
Tóm tắt — Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng tường xây đến đặc trưng động lực học trong hai trường
hợp: (1) Không xét tới độ cứng của tường xây trong tính toán và (2) xét tới độ cứng của tường xây trong
tính toán, cho thấy: Chu kỳ dao động của trường hợp không xét độ cứng tường xây lớn hơn trường hợp
có kể đến độ cứng tường xây tương đối lớn.Về phần nội lực kết cấu, trường hợp có xét đến độ cứng tường
xây, tường tiếp nhận một phần tải trọng gây ra bởi động đất do đó nội lực trong dầm và vách bê tông cốt
thép giảm đi so với khi không xét đến độ cứng tường.
Abstract — Studying the influence of masonry wall stiffness on dynamic characteristics in two cases:
(1) not considering the stiffness of the masonry wall in the calculation and (2) considering the stiffness
of the masonry wall in the calculation, showing that: The oscillation period of the case without
considering the masonry wall stiffness is larger than that of the case with the masonry wall stiffness
included. As for the internal structural force, in the case of considering the masonry wall stiffness, the
wall receives a part loads caused by earthquakes, so the internal forces in the beams and reinforced
concrete walls are reduced compared to when the stiffness of the walls is not taken into account.
Từ khóa — Động lực học, phản ứng công trình, tường xây, static and dynamic loads.
1. Đặt vấn đề
Mặc dù hệ tường xây, vách ngăn có vai trò rất quan trọng trong kiến trúc công trình và
được sử dụng nhiều loại vật liệu có tính chất cơ lý khác nhau như: Gạch lỗ, gạch đặc, gạch bê
tông, gạch khí chưng áp, kính,... Tuy nhiên, trong tính toán thiết kế công trình cao tầng, hệ
tường xây, vách ngăn chỉ được xem là kết cấu bao che, là tải trọng đối với hệ kết cấu chịu lực
chính. Điều này chưa phản ảnh đúng bản chất của sự làm việc chung giữa hệ kết cấu khung
chịu lực và hệ tường xây/vách ngăn. Hệ tường xây, vách ngăn mang một tỷ trọng khối lượng
lớn so với tổng khối lượng công trình. Đồng thời độ cứng của hệ tường xây, vách ngăn cũng
góp phần đáng kể đến các đặc trưng động lực học của công trình và phản ứng của công trình
khi chịu tác động của tải trọng tĩnh và động.
Vì vậy, mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này là nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng
tường xây đến đặc trưng động lực học và phản ứng của công trình chịu tải trọng tĩnh và động
để làm sáng tỏ mức độ ảnh hưởng của độ cứng hệ tường xây/vách ngăn đến các đặc trưng động
lực học của công trình và phản ứng của công trình khi chịu tác động của tải trọng tĩnh và động.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Các yêu cầu khi thiết kế và xây dựng tường nhà
Yêu cầu về cường độ chịu lực: Yêu cầu về cường độ chịu lực của tường tương đương với
chiều dài tường cần đảm bảo chịu được tác động của lực.
Trọng lượng bản thân của tường, trọng lượng của sàn và mái truyền từ trên xuống chân
tường (TCVN 5573:2011).
62
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 35 – Tháng 4/2023
Yêu cầu về độ cứng và độ bền của tường: Về độ cứng và độ bền của tường là các vấn đề
liên quan đến mác vật liệu, sức chịu tải nền đất cũng như móng tường kết hợp với chiều cao,
độ dày và chiều dài của tường nhà (TCVN 5573:2011).
Yêu cầu tăng khả năng chịu lực của tường: Khả năng chịu lực của tường có thể được tăng
cường bằng một số vật liệu xây dựng (TCVN 5573:2011).
Yêu cầu về vật liệu xây tường đảm bảo chất lượng: Vật liệu xây tường dựa trên nhu cầu sử
dụng cũng như quy luật thay đổi nhiệt độ của môi trường, thời tiết để chọn vật liệu có bề dày
và cấu tạo phù hợp, tránh trường hợp xây tường bị nứt, gây ra các vết rạn, ảnh hưởng đến tuổi
thọ của công trình nhà ở (TCVN 5573:2011).
2.2. Một số kết cấu chịu lực trong nhà cao tầng
2.2.1. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản trong nhà cao tầng (theo Tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 2737:1995):
Hệ khung chịu lực được tạo từ các cấu kiện thanh như cột, dầm, liên kết cứng tại các nút
tạo thành các khung phẳng hoặc khung không gian, dọc theo trục lưới cột trên mặt bằng nhà.
Tải lên khung bao gồm tải trọng theo phương đứng và phương ngang. Dưới tác dụng của tải
trọng, các thanh cột và dầm vừa chịu uốn, cắt vừa chịu kéo, nén. Chuyển vị khung gồm 2 thành
phần chuyển vị ngang do uốn khung như chuyển vị ngang của thanh công xon thẳng đứng, tỷ
lệ này khoảng 20%. Chuyển vị ngang do biến dạng của các thanh thành phần, chiếm khoảng
80% (trong đó do dầm biến dạng khoảng 65%; do cột biến dạng khoảng 15%).
Hệ vách chịu lực: Tường chịu tải trọng ngang và tải trọng đứng. Tải trọng ngang được
truyền đến các tấm tường chịu tải thông qua hệ các bản sàn (các bản sàn xem là cứng tuyệt đối
trong mặt phẳng của chúng).
Hệ lõi chịu lực: Lõi có dạng hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở, chịu tải trọng đứng và ngang
tác dụng lên công trình sau đó truyền xuống đất nền. Không gian bên trong của các ô giằng này
thường để bố trí thang máy, thang bộ hoặc cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng tường xây đến đặc trưng động lực học và phản ứng công trình chịu tải trọng tĩnh và động
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.42 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Động lực học Phản ứng công trình Hệ tường xây Công trình chịu tải trọng tĩnh Công trình chịu tải trọng độngTài liệu có liên quan:
-
47 trang 296 0 0
-
149 trang 270 0 0
-
Xây dựng mô hình động lực học hệ thống thủy lực truyền động ngắm pháo
7 trang 249 0 0 -
Mô hình động lực học của xuồng chữa cháy rừng tràm khi quay vòng
6 trang 207 0 0 -
277 trang 169 0 0
-
Động lực học ngược cơ cấu hexapod
6 trang 162 0 0 -
8 trang 155 0 0
-
Các phương pháp gia công biến dạng
67 trang 153 0 0 -
Ăn mòn và bảo vệ kim loại
125 trang 146 0 0 -
157 trang 141 0 0