Bài viết cho thấy việc sử dụng GA3 đã tạo ra tư thế truyền phấn tốt nhất thông qua sự chênh lệch chiều cao cây giữa dòng bố và mẹ là 1520 cm, mở rộng góc lá đòng làm giảm trở ngại trong quá trình thụ phấn chéo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng GA3 đến khả năng sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp TH72 trong vụ mùa tại Thanh HóaTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG GA3ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT HẠT LÚA LAI F1 TỔ HỢP TH7-2TẠI THANH HÓANguyễn Bá Thông1, Lê Thị Thanh2, Nguyễn Thị Mai3, Lê Hữu Cơ4TÓM TẮTSử dụng Gibberellic acid (GA3) là một biện pháp kỹ thuật quan trọng không thể thiếutrong sản xuất hạt lúa lai F1. Trong bài báo này, đề cập đến việc nghiên cứu ảnh hưởng củaliều lượng GA3 đến một số chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất hạt lai F1 như: Chiều cao cây,độ thoát cổ bông, chiều dài bông của dòng lúa bố mẹ và ảnh hưởng của GA3 đến các yếu tốcấu thành năng suất và năng suất hạt lai F1 tổ hợp lai TH72 trong vụ Mùa 2013 và vụ mùa2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy liều lượng GA3 đã ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây,chiều dài cổ bông, chiều dài bông của cả dòng mẹ (T7S) và dòng bố (R2); trong đó liềulượng GA3 ở mức phun 240 gam/ha có hiệu quả cao nhất. Tương tự, liều lượng GA3 cũngảnh hưởng đáng kể đến năng suất hạt lai F1 tổ hợp TH72; trong đó liều lượng phun240g/ha cho năng suất cao nhất đạt là 31,36 tạ/ha. Các kết quả nghiên cứu nhằm góp phầnhoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng TH72 tại Thanh Hóa.Từ khóa: Gibberellic acid, liều lượng GA3, dòng T7S, dòng R2, tổ hợp TH72, lúalai hai dòng.1. ĐẶT VẤN ĐỀTổ hợp lúa lai hai dòng TH72 do viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng Họcviện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo, thích ứng tốt với điều kiện canh tác trong các mùavụ tại vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Thanh Hóa. Giống TH72 có thời giansinh trưởng 125 130 ngày (vụ Xuân), 115 120 ngày (vụ Mùa), chịu thâm canh cao, năngsuất đạt từ 75 90 tạ/ha, có mùi thơm nhẹ, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng vềnăng suất và chất lượng. Giống TH72 đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôncông nhận là giống Quốc gia năm 2012 [6]. Hiện nay giống đang ở giai đoạn sản xuất thửnghiệm tại Thanh Hóa bao gồm cả thực hiện quy trình thâm canh thương phẩm và sản xuấthạt lai F1, nhằm chủ động lượng hạt giống tại chỗ phục vụ nhu cầu phát triển lúa lai tại địaphương với giá thấp hơn giống lúa lai nhập nội và có khả năng cạnh tranh cao với cácgiống nội địa khác.Cùng với nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật: Mật độ cấy, tỷ lệ hàng bố mẹ, liềulượng NPK… thì việc xác định liều lượng, thời điểm phun GA3 cũng là một trong nhữngbiện pháp kỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong công nghệ sản xuất hạt giống lai F1.Bởi vì, sử dụng GA3 đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng sẽ loại bỏ được hầu hết các1,2,3,4Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức119TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016yếu tố cản trở đến quá trình thụ phấn chéo và nâng cao khả năng nhận phấn của dòng mẹdo làm tăng chiều cao của cả dòng bố và dòng mẹ thông qua việc kéo dài của các lóngđốt [2], [3]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng GA3 đã tạo ra tư thế truyềnphấn tốt nhất thông qua sự chênh lệch chiều cao cây giữa dòng bố và mẹ là 1520 cm,mở rộng góc lá đòng làm giảm trở ngại trong quá trình thụ phấn chéo [2], [3]. Ngoài ra,việc sử dụng GA3 còn có tác dụng tăng tỷ lệ trỗ thoát của dòng mẹ, sự vươn dài của vòinhụy, tăng sức sống của vòi nhụy và kích thích sự sinh trưởng của các nhánh cấp 2 vàcấp 3 dẫn đến số nhánh hữu hiệu/khóm tăng lên [3]. Việc xác định liều lượng và thờiđiểm phun GA3 cho một tổ hợp lai là rất quan trọng quyết định đến năng suất hạt lai F1.Liều lượng GA3 cho mỗi tổ hợp phụ thuộc vào đặc điểm và sự phản ứng khác nhau củadòng lúa bố, mẹ [3], [4; tr 1618]. Phun GA3 khi dòng lúa mẹ phân hoá đòng bước 8 (có10% số cá thể trong quần thể trỗ bông), thì sự vươn dài của lóng cổ bông là lớn và hiệucủa của liều lượng GA3 sẽ đạt được cao nhất [3].Để hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1, góp phần phát triểnlúa lai trong những năm tới, chúng tôi tiến hành: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượngGA3 đến khả năng sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp TH72 trong vụ mùa tại Thanh Hóa.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứuGiống lúa thí nghiệm: Dòng mẹ T7S là dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảmnhiệt độ (TGMS), bất dục hoàn toàn khi nhiệt độ trung bình ngày >260C, dòng bố R2 làdòng lúa thơm phục hồi phấn, do Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng Học viện Nôngnghiệp Việt Nam chọn tạo và cung cấp [6].Phân bón và hóa chất: Các loại phân phổ biến hiện nay trên thị trường gồm: Phân hữucơ vi sinh sông Gianh; đạm urê; lân super Lâm Thao, kali clorua và gibberellic acid (GA3).2.2. Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm tiến hành trong 2 vụ (vụ Mùa 2013 và vụ Mùa 2014), tại xã Hoằng Quỳ,huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trên đất phù sa trong đê sông Mã không được bồi hàngnăm có độ phì trung bình (pHKCl = 5,4; chất hữu cơ OM = 4,72%; đạm tổng số N = 0,22%;lân tổng số P2O5 = 0,11%; kali tổng số K ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng GA3 đến khả năng sản xuất hạt lúa lai F1 tổ hợp TH72 trong vụ mùa tại Thanh Hóa
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 243.77 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Liều lượng GA3 Khả năng sản xuất hạt lúa Lai F1 tổ hợp TH72 Phép lai giống lúa Quá trình thụ phấn chéo Lúa lai hai dòngTài liệu có liên quan:
-
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam: Số 8/2018
116 trang 20 0 0 -
20 trang 18 0 0
-
20 trang 17 0 0
-
20 trang 15 0 0
-
20 trang 15 0 0
-
6 trang 15 0 0
-
20 trang 14 0 0
-
20 trang 14 0 0
-
20 trang 13 0 0
-
20 trang 13 0 0