Danh mục tài liệu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng trong cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.01 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên bảng khảo sát từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2018 được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện bằng phương pháp hồi qui bội. Kết quả cho thấy các yếu tố: Thuận tiện, niềm tin, kinh nghiệm, thiết kế trang web, tiết kiệm thời gian, bảo mật là các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng trong cách mạng công nghiệp 4.0 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 FACTORS AFFECT TO BEHAVIOR OF E-COMMERCE CUSTOMER IN THE FOURTH INDUSTRY REVOLUTION ThS. Mai Lưu Huy, ThS. Chu Mỹ Hạnh Khoa Kinh tế, Đại học Văn Hiến Email: HuyML@vhu.edu.vn, HanhCM@vhu.edu.vn Tóm tắt Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với tên gọi cuộc cách mạng số đang từng bước chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế số, thương mại điện tử. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng giúp các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nền tảng thương mại điện tử có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên bảng khảo sát từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2018 được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện bằng phương pháp hồi qui bội. Kết quả cho thấy các yếu tố: Thuận tiện, niềm tin, kinh nghiệm, thiết kế trang web, tiết kiệm thời gian, bảo mật là các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng. Từ khóa: Thương mại điện tử, cách mạng 4.0. Abstract The fourth industrial revolution, called the digital revolution, is gradually transforming the real world into a digital world that will boost the digital economy and e-commerce. Research on the factors affecting the buying behavior of consumers to help business enterprises based on e-commerce platform have specific solutions to improve the competitiveness of enterprises. The authors conducted a survey based on the survey from March 2018 to June 2018 conducted in Ho Chi Minh City and performed by multiple regression. Results show that the following factors: Convenience, trust, experience, web site design, time savings, security and bargaining are factors that affect the use of e-commerce. consumption. Key words: E-commerce, The fourth industrial revolution. 1. Giới thiệu Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại (WTO, AFTA…) các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam phải đối diện với nhiều áp lực cạnh tranh. Do vậy cần có những chiến lược bài bản để có thể tồn tại trong nền kinh tế hội nhập ngày nay. Các SME cần phải mạnh dạn thay đổi, đưa ra những ý tưởng và những hoạt động mới; tuy nhiên vấn đề đặt ra là những công ty với rất ít hoặc không có kinh phí để thực hiện nghiên cứu có thể được nguồn kiến thức từ đâu. Các SMEs cần đưa công nghệ thông tin, cụ thể là internet và điện toán đám mây vào các hoạt động của doanh nghiệp để giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do quy mô và nguồn lực hạn chế. Trong thực tế, internet đang giúp các SMEs đạt được khả năng marketing toàn cầu với chi phí rất thấp, trong khi các phần mềm quản lý tài chính và kế toán giúp nâng cao khả năng quản lý, giảm được các chi phí khá cao liên quan đến quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo ra các 'kho hàng' ảo để liên kết trực tiếp nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng là tiền đề để các doanh nghiệp dùng làm cở sở xây dựng giải pháp nhằm đáp ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử Việt Nam “Kinh tế số” là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Thương mại điện tử, quảng cáo 105 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 trực tuyến trên các trang mạng xã hội… chính là những dấu ấn của kinh tế số hóa trong đời sống của người dân Việt Nam những năm gần đây. Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn. Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều DN cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%. Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017, số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt ...

Tài liệu có liên quan: