Danh mục tài liệu

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng Giao dịch Độc Lập

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.89 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng Giao dịch Độc Lập" được thực hiện nhằm nghiên cứu kiểm định thực tế mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mở tài khoản của các khách hàng cá nhân tại khu vực Ngân hàng TMCP Quân Đội – Phòng Giao dịch Độc Lập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng Giao dịch Độc Lập NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MỞ TÀI KHOẢN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - PHÒNG GIAO DỊCH ĐỘC LẬP Trần Văn Toàn, Nguyễn Tuân, Lê Quỳnh Hương Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Tường Oanh TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu kiểm định thực tế mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mở tài khoản của các khách hàng cá nhân tại khu vực Ngân hàng TMCP Quân Đội – Phòng Giao dịch Độc Lập. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho ngân hàng nhận biết về những yếu tố có ảnh hưởng. Vì vậy, nhóm tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa theo mô hình nhân tố khám phá EFA để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5 yếu tố tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân, đó là nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức về sự tin cậy, nhận thức về rủi ro, mức độ hài lòng Từ khóa: Ý định, Tài khoản, Ngân hàng Thương mại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế số đang là hướng đi chủ đạo của đất nước ta trong những năm tới. Các doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thuận lợi trong định hướng phát triển trong nền kinh tế chuyển đổi này. Sự phát triển của công nghệ mới cùng với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu cho hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính Việt Nam phải tích cực củng cố, tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị theo lộ trình quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, các ngân hàng phải đẩy mạnh việc hiện đại hoá, đổi mới công nghệ ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh và đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển và hội nhập. Phát triển ngân hàng số trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi là nền tảng căn bản để tạo lợi thế cho các ngân hàng công nghệ trong nước, giúp ngân hàng tìm ra lời giải cho bài toán làm thể nào để Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với các dịch vụ công nghệ xuyên biên giới trên thế giới. Thực tế các ngân hàng ở Việt Nam đã xây dựng công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Chính vì vậy, một nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng tài khoản ngân hàng: nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam” là cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Khái niệm về ý định sử dụng 425 Ý định sử dụng là một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của mỗi cá nhân. Theo Ajzen, I (1991) ý định được xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng và nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”. Ý định sử dụng sẽ được giải thích trên cơ sở lý thuyết về “ý định hành vi”. Dựa vào nền tảng Thuyết hành động hợp lý (TRA) được Ajzen và Fishbein phân tích ở cấp độ hành vi cá nhân chỉ ra rằng ý định hành vi là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và ảnh hưởng lớn đến quyết định hành vi tiêu dùng thực tế. Ý định hành vi (behavior intention) đo lường độ mạnh tương đối của một cá nhân về ý định thực hiện hành vi đó. Đồng thời, ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi yếu tố thái độ (Attitude) và tiêu chuẩn chủ quan (Subjective norn). Ngoài ra, theo TBP (Theory of planned behavior – TBP), Ajzen (1991) một hành vi cá nhân có thể giải thích bởi ý định hành vi của người đó, ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhân thức kiểm soát hành vi. Lý thuyết này đề xuất thêm “nhận thức kiểm soát hành vi” để cải thiện khả năng dự đoán hành vi cá nhân. Trong đó, khái niệm Nhận thức kiểm soát hành vi là “sự nhân biết mức độ dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện các hành vi” (Ajzen, 1991). Dựa vào nền tảng lý thuyết của TRA và TBP ta có thể kết luận rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng trong dự đoán hành vi tiêu dùng thực tế. 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh gồm 5 biến độc lập (Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức về sự tin cậy, nhận thức về rủi ro, mức độ hài lòng) để đo lường biến phụ thuộc là ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Phòng Giao dịch Độc Lập. Các giả thuyết: Các yếu tố tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân. Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu ích tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân. Giả thuyết H2: Nhận thức tính dễ sử dụng tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cánhân. Giả thuyết H3: Nhận thức về sự tin cậy tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân. Giả thuyết H4: Nhận thức về rủi ro tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân. Giả thuyết H5: Mức độ hài lòng tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 426 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm ra cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau và cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát trước đó. Trong nghiên cứu định tín ...

Tài liệu có liên quan: