Danh mục tài liệu

Nghiên cứu cảnh báo rủi ro do bão Sinlaku năm 2020 cho khu vực Bắc Trung Bộ theo bản tin dự báo

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 994.56 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hàng năm, nước ta trung bình có khoảng 5–7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp, gây thiệt hại nặng nề về con người, kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, đánh giá rủi ro do bão, ATNĐ là một trong những nhiệm vụ cần thiết phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai. Bài viết trình bày nghiên cứu cảnh báo rủi ro do bão Sinlaku năm 2020 cho khu vực Bắc Trung Bộ theo bản tin dự báo bão.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cảnh báo rủi ro do bão Sinlaku năm 2020 cho khu vực Bắc Trung Bộ theo bản tin dự báoBài báo khoa họcNghiên cứu cảnh báo rủi ro do bão Sinlaku năm 2020 cho khu vựcBắc Trung Bộ theo bản tin dự báoNguyễn Xuân Hiển1*, Nguyễn Thị Thanh1, Dư Đức Tiến2, Ngô Thị Thủy1, Nguyễn VănHưởng2, Trần Thanh Thủy1, Mai Khánh Hưng2, Doãn Huy Phương1 1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; nguyenxuanhien79@gmail.com; thanhnt.met@gmail.com; tide4586@gmail.com; thuybk77@gmail.com; huyphuong0904@gmail.com 2 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia; duductien@gmail.com; nvhuonghanngan@gmail.com; maikhanhhung18988@gmail.com * Tác giả liên hệ: nguyenxuanhien79@gmail.com; Tel.: +84–912633863 Ban Biên tập nhận bài: 11/09/2020; Ngày phản biện xong: 27/10/2020; Ngày đăng: 25/11/2020 Tóm tắt: Hàng năm, nước ta trung bình có khoảng 5–7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp, gây thiệt hại nặng nề về con người, kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, đánh giá rủi ro do bão, ATNĐ là một trong những nhiệm vụ cần thiết phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai. Bài báo trình bày nghiên cứu cảnh báo rủi ro do bão Sinlaku năm 2020 cho khu vực Bắc Trung Bộ theo bản tin dự báo bão. Kết quả tính toán cho thấy mức độ hiểm họa và rủi ro do bão tương đối phù hợp với thực tế diễn biến của cơn bão Sinlaku. Mặc dù các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đều có nguy cơ ảnh hưởng bởi bão tuy nhiên mức độ rủi ro do bão ở các huyện không giống nhau, phụ thuộc vào các yếu tố hiểm họa, mức độ phơi bày, tính dễ bị tổn thương. Nghiên cứu này phần nào khắc phục được tính bất cập trong phân cấp cấp độ rủi ro do bão theo QĐ 44–TTg. Từ khoá: Rủi ro thiên tai; Bão; ATNĐ; Sai số dự báo; Bắc Trung Bộ.1. Mở đầu Việt Nam nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực nhiều bão nhất trên thế giới,hàng năm, trung bình có khoảng 5–7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), gây những thiệt hạinặng nề về con người, kinh tế, xã hội và môi trường. Đơn cử, cơn bão Doksuri năm 2017 đã làm6 người chết, 37 người bị thương, hơn 800 nhà bị sập, 190.000 nhà bị hư hỏng và 2.855 cột điệngãy đổ. Tổng thiệt hại ước tính trên 11.000 tỷ đồng [1]. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu, hoạt động của bão, ATNĐ trên khu vực Biển Đông có những diễn biến bấtthường, gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn [2]. Do đó, đánh giá rủi ro do bão, ATNĐ gâyra là một trong những nhiệm vụ cần thiết phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai [3,4]. Đánh giá rủi ro thiên tai nói chung và rủi ro do bão, ATNĐ nói riêng được thực hiện theo haihướng tiếp cận là đánh giá rủi dựa vào hậu quả của thiên tai và đánh giá rủi ro dựa vào các yếu tốcấu thành. Cách tiếp cận đánh giá rủi ro dựa vào hậu quả của thiên tai được thể hiện thông quađánh giá xác suất xuất hiện thiên tai và hậu quả do thiên tai gây ra [5]. Áp dụng cánh tiếp cận này,Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 719, 38–51; doi:10.36335/VNJHM.2020(719).38–51 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 719, 38–51; doi:10.36335/VNJHM.2020(719).38–51 39đánh giá rủi ro do bão đã được thực hiện tại bang Queensland (Australia), trong đó, hậu quả củabão được xác định bao gồm thiệt hại về đường điện, thông tin truyền thông, nhà cửa, cơ sở vật chấtvà hạ tầng giao thông [6]. Cách tiếp này không đòi hỏi những tính toán phức tạp và có thể định giáđược rủi ro phục vụ cho công tác khoanh vùng ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, việc đánh giáhậu quả cần có những quan trắc và ghi chép lịch sử nên cách tiếp cận này khó có thể áp dụng trongcông tác dự báo, cảnh báo rủi ro thiên tai. Cách tiếp cận đánh giá rủi ro dựa vào các yếu tố cấu thành có thể cho phép đánh giá, phânvùng rủi ro thiên tai hoặc xác định nguy cơ rủi ro trước khi thiên tai xảy ra. Thông thường, ba yếutố cấu thành rủi ro bao gồm: hiểm họa (H), mức độ phơi bày (E), tính dễ bị tổn thương (V) [7].Trong đó, các yếu tố E và V được xác định dựa vào các đặc điểm vật lý, xã hội ở khu vực cụ thể,qua đó thể hiện mức độ thiệt hại của khu vực khi thiên tai xảy ra. H được thể hiện bởi khả năngxảy ra và cường độ của thiên tai. Hướng tiếp cận đánh giá rủi ro dựa vào các yếu tố cấu thành khắcphục được những nhược điểm về quan trắc và ghi chép lịch sử so với đánh giá rủi ro dựa vào hậuquả của thiên tai. Mặc khác, hướng tiếp cận này thể hiện được bản chất thiên tai thông qua xemxét các tiêu chí, chỉ thị của từng yếu tố cấu thành rủi ro. Nhiều nghiên cứu theo hướng tiếp cận đánh giá rủi ro dựa vào các yếu tố cấu thành đã đượcthực hiện để đánh giá rủi ro do bão. Rủi ro do bão cho các khu vực ven biển tại Mỹ được đánh giáthông qua chỉ số rủi ro do bão (HDRI) [8]. Chỉ số HDRI được xây dựng là các tiêu chí của các yếutố H, E, V, trong đó V bao gồm hai yếu tố thành phần là mức độ nhạy cảm (S) và khả năng ứngphó (AC). Các tiêu chí thể hiện H bao gồm gió, nước dâng và mưa. Tiêu chí thể hiện E ...