
Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI Lê Thị Hà My*, Nguyễn Thị Hồng Gấm Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐHQG HCM * Tác giả liên hệ: Mylth@uel.edu.vn TÓM TẮT Bài nghiên cứu trình bày một cách có hệ thống các chính sách và định hướng mới nhất có ảnh hưởng đến sự pháttriển du lịch Bền Vững tại tỉnh Đồng Nai. Nhóm tác giả tổng hợp, phân tích các quan điểm về phát triển bền vững, dulịch bền vững phù hợp với quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, cụ thể tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh ĐồngNai. Bằng việc tổng hợp thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp, báo cáo về Kết quả thực hiện “Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm từ 2016-2020, định hướng 2025 của tỉnh Đồng Nai, từ các Báo cáo phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu,tỉnh Đồng Nai, nhóm tác giả khái quát thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch của huyện và tỉnh. Dựa trên tiềm nănghiện có, kết hợp phân tích yêu cầu, mục tiêu và phương hướng phát triển từ Quy định quốc hội, Nghị quyết của Chínhphủ và tỉnh, của huyện, kết hợp với các nguồn nghiên cứu trong và ngoài nước về chính sách phát triển du lịch, nhóm tácgiả phân tích và trình bày các đánh giá, thảo luận, đưa ra các quan điểm mà những chính sách này có thể ảnh hưởng đếnđịnh hướng, chính sách du lịch của Huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai như thế nào. Từ khóa: chính sách phát triển du lịch, du lịch bền vững, Đồng Nai, Vĩnh Cửu.1. Giới thiệu Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ số lượng khách du lịch, cả trong nước vàngoài nước, trong thâp kỷ qua. Số khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 4 lần trong giai đoạn 2008-2018. Tốc độ tăngtrưởng nhảy vọt từ mức bình quân khoảng 9% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015 lên đến con số 25% giai đoạn 2016-2018. Đặc biệt trong năm 2023, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã gia tăng sau thời gian khó khăn do dịch bệnhCovid-19. Đến tháng 11/2023, theo thống kê của Tổng cục thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu lượtkhách, tăng gần 11% so với tháng trước và gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước. Từ đó có thể thấy, Du lịch đang dần phụchồi sau đại dịch Covid -19 và đang được quan tâm thúc đẩy sự phát triển. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn đãxác định mục tiêu đặt phát triển du lịch lên nhiệm vụ hàng đầu trong việc thúc đẩy những lĩnh vực kinh tế khác. Theo đóĐồng Nai và Huyện Vĩnh Cửu cũng đặt nhiệm vụ phát triển du lịch lên nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng những chiếnlược phát triển theo quy hoạch của Nhà nước. Tại Đồng Nai, theo Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tính đến năm2020, toàn tỉnh có 24 khu, điểm du lịch; 126 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 06 cơ sở so với năm 2015, các cơ sở này đã tậptrung đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu khách du lịch. Song song đó, hoạt động kinh doanhlữ hành cũng từng bước phát triển, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 38 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành; loạihình doanh nghiệp này chủ yếu phát triển ở khu vực thành phố Biên Hòa. Trong hoạt động xây dựng chương trình liên kết và kết nối khách về Đồng Nai, ngành du lịch Đồng Nai đã phối hợpngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh xây dựng tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàuvà đã thu hút được một số doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh đưa khách đến các điểm du lịch tại ĐồngNai (Suối Mơ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chan)…Thị trườngkhách du lịch chủ yếu là Khách nội địa chiếm thị phần khoảng 97,5% đến từ vùng Đồng Nam Bộ và mở rộng thị phầnthêm khách từ Miền Tây Nam bộ. Khách quốc tế chủ yếu đến từ các thị trường châu Âu và Mỹ tham quan tại Vườn Quốcgia Cát Tiên và các chuyên gia nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam (Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, NhậtBản…). Tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách đạt 12%, và doanh thu tăng bình quân 14,1%/năm. Kết quả này đượcxem là tín hiệu tích cực và tiền đề cơ bản để tỉnh xây dựng chiến lược phát triển du lịch trong tương lai. 449 Riêng huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cũng là một trong những điểm sáng được Tỉnh quan tâm phát triển. Tài nguyêndu lịch trên địa bàn huyện được đánh giá là phong phú đa dạng và tập trung tại nhiều khu vực: Khu Bảo tồn, sông ĐồngNai, các khu vực nông nghiệp và nông thôn, những bản sắc văn hoá địa phương. Cụ thể: - Các khu Bảo tồn trên địa bàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 100.000ha, kết hợp giữa tài nguyên mặt nước,tài nguyên rừng trải rộng trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu và kết nối nhiều địa bàn khác trên tỉnh Đồng Nai. Các khu bảo tồncòn là nơi ở của nhiều loại động vật quý hiếm đang được bảo tồn, đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới hiện, được xemlà nguồn tài nguyên phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên rất có tiềm năng. - Cảnh quan tự nhiên trên địa bàn càng được ưu ái của tự nhiên khi là sự kết hợp giữa địa chất, thảm thực vật, độngvật của sông, hồ, bãi đá, cây cối…tạo ra nhiều cảnh vật phát triển du lịch hệ sinh thái: các cung đường bên rừng, bên nướcquanh co hữu tình, các ghềnh thác và bãi đất trống cắm trại tại các khu Hồ Trị An, khu vực 2 bên sông Đồng Nai là cáckhu vực thuận lợi phát triển vườn trái cây nổi tiếng, rau màu tưới tốt …Đây được xem là tài nguyên phát triển du lịch kếthợp nông nghiệp và các tỉnh lân cận như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… một trong những thế mạnh ở huyệnVĩnh Cửu để hút hút khách du lịch trong tương lai. - Ngoài tài nguyên du lịc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc gia Kinh tế và kinh doanh trong thời đại số Du lịch bền vững Chính sách phát triển du lịch bền vững Định hướng phát triển du lịch bền vững Tiềm năng du lịchTài liệu có liên quan:
-
77 trang 231 0 0
-
Tác động video quảng cáo ngắn trên Facebook đến ý định mua hàng của người dùng trẻ
10 trang 130 3 0 -
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 108 0 0 -
Giáo trình Du lịch bền vững: Phần 1
108 trang 48 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình
13 trang 46 0 0 -
Bài giảng Du lịch bền vững - Trường ĐH Thương mại
130 trang 42 0 0 -
Du lịch huyện đảo Lý Sơn nhìn từ góc độ phát triển bền vững
6 trang 41 0 0 -
74 trang 40 0 0
-
Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng
10 trang 38 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
134 trang 37 0 0 -
Quản lý văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
8 trang 37 0 0 -
10 trang 36 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững ở Ninh Thuận
8 trang 34 0 0 -
Luận văn: Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho khu du lịch văn hóa suối tiên
104 trang 31 0 0 -
Bài giảng Tổng quan du lịch (6 chương)
251 trang 30 0 0 -
64 trang 30 0 0
-
Bài giảng Du lịch bền vững (Sustainable tourism) - Chương 5: Du lịch có trách nhiệm
40 trang 29 0 0 -
110 trang 29 0 0