Danh mục

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.65 MB      Lượt xem: 230      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ứng dụng qui trình kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein (Bộ Nông nghiệp Nhật, 1996) để phân tích các giống lúa có nguồn gốc được thu thập từ địa phương và các dòng lai. Sau đó tiến hành thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 11 nghiệm thức là 11 giống/dòng lúa: TPCT1, TPCT2, TPCT6, Jasmine 01, Jasmine 08, Jasmine 10, VĐ20-03, VĐ20-07, VĐ20-17, VĐ20-17 và giống Jasmine85 làm giống đối chứng, được thực hiện ở vụ Hè-Thu 2008 tại Nông trại thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả tất cả các giống/dòng thí...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tạp chí Khoa học 2011:19b 136-144 Trường Đại học Cần Thơ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Phạm Văn Phượng, Hứa Minh Sang và Võ Công Thành1 ABSTRACT Applying electrophoresis technology SDS-PAGE protein process (Japan Department of Agriculture 1996) to analyze and select original rice varieties which were collecting from local area and crossed stock. Then experiment was researched at summer-autumn crop in experiment farm of Can Tho University and was arranged according to Randomized Complete Block Design with 3 repeating times, 11 real roots which are 11 rice breeds: TPCT1, TPCT2, TPCT6, Jasmine 01, Jasmine 08, Jasmine 10, VĐ20-03, VĐ20-07, VĐ20-17, VĐ20-17 and Jasmine85 as control breed. The result is that all experiment breeds have aroma, short growing time (under 100 days), low pestilent insect, higher productivity than the control breed, having thin long rice, good quality rice, meeting the planed goal. Keywords: SDS-PAGE, Randomized Complete Block Design Title: Researching and selecting high quality rice varieties in Mekong Delta TÓM TẮT Ứng dụng qui trình kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein (Bộ Nông nghiệp Nhật, 1996) để phân tích các giống lúa có nguồn gốc được thu thập từ địa phương và các dòng lai. Sau đó tiến hành thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 11 nghiệm thức là 11 giống/dòng lúa: TPCT1, TPCT2, TPCT6, Jasmine 01, Jasmine 08, Jasmine 10, VĐ20-03, VĐ20-07, VĐ20-17, VĐ20-17 và giống Jasmine85 làm giống đối chứng, được thực hiện ở vụ Hè-Thu 2008 tại Nông trại thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả tất cả các giống/dòng thí nghiệm đều có mùi thơm, thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày), ít bị sâu bệnh, có năng suất cao hơn giống đối chứng, có hạt gạo thon dài và chất lượng hạt gạo tốt, đạt mục tiêu đề ra.. Từ khóa: Điện di, SDS-PAGE, dòng, thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, đối chứng 1 MỞ ĐẦU Kỹ thuật điện di protein cho phép thanh lọc được các dòng bị thoái hóa giống, đồng thời kỹ thuật này cũng xác định được những dòng ưu tú có chất lượng gạo đáp ứng được các yêu cầu của xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa theo ý muốn như: ngon cơm, hàm lượng amylose thấp, hàm lượng protein cao. Phẩm chất gạo được đánh giá theo nhiều đặc tính.Vì vậy, “Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất lượng cao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là một yêu cầu có tính chất chiến lược trong công tác chọn tạo giống lúa hạt dài có chất lượng dinh dưỡng cao. Mục tiêu nghiên cứu là tạo ra giống lúa chất lượng cao, hạt gạo dài, có hàm lượng amylose thấp – trung bình và hàm lượng protein cao, chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh cháy lá và một số bệnh khác. 1 Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, Khoa NN&SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ 136 Tạp chí Khoa học 2011:19b 136-144 Trường Đại học Cần Thơ 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện 2.1.1 Vật liệu Các giống lúa dùng cho nghiên cứu bao gồm: Jasmine-85 nguồn gốc nhập nội được thu mẫu từ Nông trường Cờ Đỏ, TPCT, giống VD20 nhập nội, được thu mẫu từ huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, giống Tép hành thu thập tại viện lúa Ômôn, giống Amaro nhập về từ Úc, và một số dòng lai có nguồn gốc từ các tổ hợp lai Jasmine/ Tép hành, Jasmine/Amaro thực hiện tại trường Đại Học Cần Thơ. Bảng 1: Nguồn gốc và đặc tính của các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu Tên giống Nguồn gốc Đặc tính Jasmine-85 Mỹ Ngắn ngày, gạo trong, thơm, ngon cơm, năng suất cao. VD 20 Đài Loan Ngắn ngày, gạo trong, thơm, ngon cơm, năng suất trung bình. Tép hành Viện lúa Omôn Cứng cây, gạo trong, hạt gạo dài, kháng rầy nâu. Amaro Nhập nội Ngắn ngày, thấp cây, năng suất cao, thơm. 2.1.2 Thiết bị máy móc và hóa chất Các thiết bị chạy điện di protein SDS-PAGE như bộ nguồn cung cấp điện một chiều, bộ khung loại mini-slab gel (Nhật Bản), máy ly tâm với tốc độ 14.000 vòng/phút, máy lắc, lò vi sóng (microwave), và một số dụng cụ khác. Các hóa chất bao gồm: Tris-base, glycine, SDS (Sodium dodecyl sulfate), Ammonnium persulfate, Acrylamide; thuốc nhuộm Coomassie Brilliant Blue R250 (CBBR250). 2.2 Phương pháp 2.2.1 Trong phòng thí nghiệm Ứng dụng qui trình kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein (Bộ Nông nghiệp Nhật, 1996) để phân tích 200 hạt/ giống lúa từ nguồn giống gốc được thu thập từ địa phương và các dòng lai đã thực hiện tại Bộ môn Di truyền giống nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp &SHƯD, trường Đại học Cần thơ để chọn ra những hạt giống có mang gen thơm, có hàm lượng amylose thấp và hàm lượng protein cao. 2.2.2 Trong nhà lưới Từ kết quả phân tích điện di 1/2 hạt của những hạt lúa ưu tú được chọn đem trồng trong chậu điều kiện nhà lưới có cách ly an toàn để loại bỏ những cá thể có dạng hình xấu, đồng thời nhân dòng để có đủ hạt giống cho thí nghiệm ngoài đồng. 2.2.3 Thí nghiệm ngoài đồng Khảo nghiệm cơ bản đánh giá các chỉ tiêu năng suất, phẩm chất hạt và tính thích nghi của các dòng/giống mới có triển vọng trên đồng ruộng theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2004. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại theo phương pháp của Phạm Chí Thành (1989). Cấy 1 tép/bụi, khoảng cách 15 x 20 cm, bón phân NPK theo tập quán địa phương với công thức 80-60-30 ở vụ Hè thu và 90-40-30 ở vụ Đông xuân. Theo dõi ghi nhận các chỉ tiêu sinh trưởng, nông học, sâu bệnh, thành phần năng suất và năng suất. 137 Tạp chí Khoa học 2011:19b 136-144 Trường Đại học Cần Thơ 2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu phẩm chất hạt - Phân tích hàm lượn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: