Danh mục tài liệu

Nghiên cứu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam - Các vấn đề về phương pháp tiếp cận từ nghiên cứu trường hợp khu đô thị cổ Hội An

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 768.58 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam - Các vấn đề về phương pháp tiếp cận từ nghiên cứu trường hợp khu đô thị cổ Hội An" tập trung làm rõ hai nội dung: tính cấp thiết của việc nghiên cứu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam - trường hợp Khu Đô thị cổ Hội An. Mời bạn tham khảo chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam - Các vấn đề về phương pháp tiếp cận từ nghiên cứu trường hợp khu đô thị cổ Hội An NGHIÊN CỨU DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM – CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỪ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN Nguyễn Thị Thanh Hà1 Tóm tắt Từ sau khi được công nhận là di sản quốc gia vào năm 1985 và di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 Khu Đô thị cổ Hội An nói riêng, thành phố Hội An nói chung đã trở thành một đề tài nghiên cứu được sự quan tâm sâu sắc, rộng rãi của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoài nước. Phần lớn các nghiên cứu về Hội An đều thuộc chuyên ngành lịch sử, khảo cổ học hay kiến trúc,… Các nghiên cứu trên đều tập trung hướng đến mục đích là làm rõ quá trình phát triển của Hội An qua nhiều giai đoạn lịch sử. Trong chuỗi các nghiên cứu lịch sử này, giai đoạn Hội An được xây dựng và phát triển như là một thương cảng quốc tế sầm uất với các hoạt động thương mại nhộn nhịp của hai nhóm cộng đồng dân cư Hoa – Nhật, từ khoảng cuối thế kỷ XVI đến những năm đầu thế kỷ XIX là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, trong tình hình nghiên cứu như trên, một vấn đề được đặt ra là liệu những kết quả của cả một quá trình nghiên cứu lâu năm như vậy đã đủ để có thể khái quát được diện mạo lịch sử và văn hóa của Hội An qua các thời kỳ lịch sử hay chưa. Yếu tố “phần mềm” dường như chưa được nhiều nhà nghiên cứu đặt vào vị trí trung tâm trong các nghiên cứu của họ. Yếu tố “phần mềm” ở đây chính là cộng đồng dân cư đang sống trong lòng di sản, là mạng lưới xã hội bao gồm các cá nhân, tập thể đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang góp sức mình vào công tác gìn giữ, bảo tồn Hội An. Hướng tiếp cận nhân học mà chúng tôi thảo luận trong bài viết này đặt trọng tâm nghiên cứu vào chính cộng đồng dân cư và vai trò của mạng lưới xã hội tham gia vào công tác bảo tồn khu phố cổ. Đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng đến trong nghiên cứu nhân học về di sản văn hóa thế giới Hội An. Từ khóa: di sản, đô thị cổ, Hội An. 1 TS, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia TP HCM. 460 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam Các hoạt động của chương trình quốc tế về di sản thế giới hiện nay đã chính thức được khởi động từ năm 1972 sau khi Đại hội đồng tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tổ chức UNESCO) thông qua Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước di sản thế giới2. Tính đến thời điểm năm 2012, trên thế giới đã có tất cả 962 di sản được liệt kê, trong đó có 745 di sản văn hóa, 188 di sản thiên nhiên và 29 di sản thuộc cả hai loại. Các di sản đó hiện diện tại 157 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việt Nam tham gia công ước này vào năm 19873 và từ năm 1993 một số di sản của Việt Nam đã lần lượt được công nhận là di sản thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã có 7 di sản được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới4. Trong tình hình ngày càng có nhiều di sản được công nhận là di sản thế giới tại Việt Nam như hiện nay, các chương trình hành động nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thế giới đã trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng của cả nhà nước và các cơ quan chính quyền tại các địa phương có di sản được công nhận là di sản thế giới. Tại Việt Nam, Cục Di sản văn hóa, cơ quan của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước. Đây cũng chính là cơ quan đóng 2 Công ước di sản thế giới được thông qua ngày 16 tháng 11 năm 1972 và di sản văn hóa thế giới được đề cập ở đây là di sản văn hóa vật thể bao gồm di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên thế giới, không bao gồm các di sản được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và di sản tư liệu thế giới. 3 Thông tin được cung cấp trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr071226132159/ns090114131655. 4 Di sản văn hóa thế giới được chúng tôi đề cập đến trong bài viết này chỉ giới hạn trong phạm vi các di sản văn hóa vật thể đã được tổ chức UNESCO công nhận. Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam đã có 7 di sản vật thể được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm: 2 di sản thiên nhiên là: Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (được công nhận vào tháng 12 năm 1994) và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình (được công nhận vào tháng 7 năm 2003); 5 di sản văn hóa là: Quần thể Di tích cố đô Huế (1993), Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn và Khu Phố cổ Hội An (cùng được công nhận vào tháng 12 năm 1999), Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội (2010) và Khu Di tích Thành nhà Hồ (2011). Tham khảo thêm trê ...