Danh mục tài liệu

Nghiên cứu dự báo mức độ suy thoái diện phủ của các hệ sinh thái chủ yếu biển đảo côn đảo theo kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 450.90 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu dự báo mức độ suy thoái diện phủ của các hệ sinh thái chủ yếu biển đảo côn đảo theo kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu khoa học, tính toán thiệt hại kinh tế do suy thoái hệ sinh thái dưới tác động của BĐKH, NBD và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu dự báo mức độ suy thoái diện phủ của các hệ sinh thái chủ yếu biển đảo côn đảo theo kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU DỰ BÁO MỨC ĐỘ SUY THOÁI DIỆN PHỦ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NƯỚC BIỂN DÂNG Đào Hương Giang1, Phạm Thị Dinh2, Đặng Thị Hương2, Nguyễn Thị Mai Hương2, Đoàn Thị Hạ2, Văn Thùy Linh2 Tóm tắt: Huyện đảo Côn Đảo là địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Ngày nay, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng (BĐKH, NBD) cũng đang là nhân tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái nói chung và đặc biệt là hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp trọng số để định lượng hóa tác động của các nguyên nhân gây suy thoái các hệ sinh thái như các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và BĐKH, NBD. Các kết quả nghiên cứu trình bày về dự báo mức độ suy thoái các hệ sinh thái biển chủ yếu vùng biển đảo Côn Đảo theo kịch bản BĐKH, NBD RCP 6.0, cho kết quả như sau: năm 2030, hệ sinh thái rạn san hô suy giảm diện phủ 9,25%, hệ sinh thái cỏ biển suy giảm diện phủ 14,5% và hệ sinh thái rừng ngập mặn suy giảm diện phủ 8%; năm 2070, hệ sinh thái rạn san hô suy giảm diện phủ 38,5%, hệ sinh thái cỏ biển suy giảm diện phủ 73,15% và hệ sinh thái rừng ngập mặn suy giảm diện phủ 30,25%; năm 2100, hệ sinh thái rạn san hô suy giảm diện phủ 63,75%, hệ sinh thái cỏ biển suy giảm diện phủ 113,05% và hệ sinh thái rừng ngập mặn suy giảm diện phủ 51%. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu khoa học, tính toán thiệt hại kinh tế do suy thoái hệ sinh thái dưới tác động của BĐKH, NBD và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, suy thoái hệ sinh thái, biển đảo Côn Đảo. Ban Biên tập nhận bài:12/7/2017 1. Đặt vấn đề Hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người đã gây nên sự suy thoái các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Trong công bố của Ủy ban Khoa học Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dương (gọi tắt là SOPAC) đã đưa ra 49 chỉ số xác định mức độ tổn thương suy thoái của tài nguyên và môi trường biển, trong đó có 14 chỉ số để đánh giá mức độ suy thoái môi trường - hệ sinh thái [3] . Tại Châu Á, Dự án “Ngăn ngừa suy thoái môi trường Biển Đông Á và Vịnh Thái Lan” (gọi tắt là Dự án Biển Đông) do UNEP xây dựng trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu đã đưa ra một trong những kết quả quan trọng là Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững Email: blue_moon_2212@yahoo.com.vn 1 2 Ngày phản biện xong: 25/7/2017 bộ thông số để giám sát sự suy thoái hệ sinh thái rạn san hô bao gồm bộ chỉ số chuẩn quan trắc điều kiện rạn san hô [6]. BĐKH, NBD cũng là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn. Chính vì vậy các nghiên cứu về tác động của BĐKH NBD đến các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn cũng đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu như Frederick T. Short, Massel, Dan Barshis, Brain D. Keller và Mireia Valle, … [2]. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy, mức độ suy thoái các hệ sinh thái biển đang diễn ra ngày một nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và BĐKH, NBD. Vấn đề suy thoái các hệ sinh thái rạn san hô, TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 03 - 2017 1 BÀI BÁO KHOA HỌC 2 cỏ biển, rừng ngập mặn đã và đang được các nhà khoa học của nước ta quan tâm nghiên cứu, trong đó, đáng chú ý nhất là bốn công trình nghiên cứu của Nguyễn Đại An [2], Phạm Anh Cường [3], Trần Hồng Thái [4], Phạm Văn Thanh [5] và Nguyễn Huy Yết [6]. Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã đánh giá được mức độ suy thoái của các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn theo kịch bản BĐKH, NBD. Bên cạnh các kết quả sự suy thoái diện tích phân bố, suy thoái thành phần loài, … các công trình trên còn xác định được các nguyên nhân suy thoái hệ sinh thái là do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, tác động của BĐKH, NBD và đề xuất phương pháp trọng số xác định được trọng số cho các nguyên nhân gây suy thoái trong thời gian từ 2015 - 2030 cho các khu vực khác nhau. Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dự báo mức độ suy thoái các hệ sinh thái theo thời gian tiếp theo của chúng tôi là 2070 và 2100. Ngoài các phương pháp truyền thống như thu thập tài liệu, khảo sát thực địa, phân tích mẫu, chúng tôi sử dụng phương pháp trọng số để định lượng hóa tác động của các nguyên như: các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, …) và BĐKH, NBD gây nên sự suy thoái diện phủ các hệ sinh thái chủ yếu san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn vùng biển đảo Côn Đảo. Mục tiêu của nghiên cứu là dự báo được sự suy thoái các hệ sinh thái chủ yếu biển đảo Côn Đảo do tác động của BĐKH, NBD phục vụ đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD và lượng gi ...

Tài liệu có liên quan: