Danh mục tài liệu

Nghiên cứu khoa học XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KINH KHAI THÁC TỐI THIỂU CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ KINH DOANH CHỦ YẾU Ở KHU VỰC KON HÀ NỪNG

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.36 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, qui luật sinh trưởng đường kính và phân bố số loài theo cỡ kính để làm cơ sở khoa học cho việc xác định đường kính khai thác tối thiểu theo loài hoặc nhóm loài cây gỗ kinh doanh chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở khu vực Kon Hà Nừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loài cây: Xoay, Vạng, Giẻ, Giổi, Cóc đá đạt kích thước tối đa từ cấp kính 80cm trở lên, trong khi các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khoa học " XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KINH KHAI THÁC TỐI THIỂU CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ KINH DOANH CHỦ YẾU Ở KHU VỰC KON HÀ NỪNG " 1 XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KINH KHAI THÁC TỐI THIỂU CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ KINH DOANH CHỦ YẾU Ở KHU VỰC KON HÀ NỪNG Lại Thanh Hải Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, qui luật sinh trưởng đường kínhvà phân bố số loài theo cỡ kính để làm cơ sở khoa học cho việc xác định đường kính khai thác tốithiểu theo loài hoặc nhóm loài cây gỗ kinh doanh chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ởkhu vực Kon Hà Nừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loài cây: Xoay, Vạng, Giẻ, Giổi, Cóc đá đạtkích thước tối đa từ cấp kính 80cm trở lên, trong khi các loài: Dung, Gạc nai, Đẻn, Hoắc quang... hiếmkhi đạt đến kích thước trên 50cm và các loài Trâm, Nhọc, Gội, … thường có kích thước phổ biến ởcấp kính 50- 66cm. Đây chính là những loài chiếm ưu thế và thường xuyên thấy xuất hiện trong tổthành của các trạng thái rừng. Có thể chia các loài cây trong rừng tự nhiên thành 3 nhóm theo hànhvi sinh trưởng của chúng. (i) Nhóm I: Các loài cây ưa bóng giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều cao trong10 năm đầu rất chậm sau đó tăng dần lên khi vượt lên được tầng cây cao để trở thành tầng trội. Đó làcác loài: Xoay, Chò, Cồng, Thạch đảm, Giẻ và Hoàng đàn. (ii) Nhóm II: Các loài cây chịu bóng nhẹ(trung tính) giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều cao ở 10 năm đầu trung bình và tăng lên ở giai đoạn sauđạt tầng cây cao ở tuổi thành thục. Đó là các loài: Re, Vạng, Vàng tâm, Trám, Sến, Gội, Giổi và Cócđá. (iii) Nhóm III: Các loài cây ưa sáng, sinh trưởng chiều cao giai đoạn đầu rất nhanh sau đó chậm lạivà dừng lại ở tầng giữa của rừng ổn định. Đó là các loài: Bời lời, Chân chim, Bứa, Côm, Gáo, vàTrâm. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu. đã đề xuất đường kính khai thác tối thiểu cho các loàithuộc nhóm I: là 60 (65) cm; thuộc nhóm II là 55cm và thuộc nhóm III là 30cm.Từ khoá: Cấu trúc tổ thành, Qui luật tăng trưởng đường kính, Phân bố loài theo cỡ kính, Đường kínhkhai thác tối thiểu.ĐẶT VẤN ĐỀ Xác định đường kính khai thác tối thiểu có tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh rừngtheo hướng bền vững. Trong qui chế khai thác gỗ, lâm sản ban hành kèm theo quyết định số40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường kính khaithác tối thiểu được qui định theo nhóm gỗ, cụ thể như sau: Bảng 1. Qui định đường kính khai thác tối thiểu theo qui chế 40/2005 Nghệ An đến TT TT Nhóm gỗ Thanh Hóa trở ra Đà Nẵng trở vào Huế 1 Nhóm 1 và 2 45 cm 50 cm 50 cm 2 Nhóm 3 đến nhóm 6 40 cm 45 cm 45 cm 3 Nhóm 7 và nhóm 8 30 cm 35 cm 40 cm Rừng lá kim: Dmin = 40cm và cây họ dầu trong rừng khộp: Dmin = 35cm. Điều này không hợp lý vì các loài sinh trưởng nhanh thuộc gỗ lớn như Vạng, Sữa, Trám,Kháo (thuộc nhóm IV-VIII) sẽ bị khai thác ở cấp kính 40cm sớm hơn rất nhiều so với cấp kính thànhthục công nghệ; trong khi một số loài sẽ không bao giờ đạt được đến đường kính khai thác quy địnhnhư: Trâm, Chòm mòi, Hoa khế... Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2006) dùng hàm Gompert để mô tả sinh trưởng đường kính cáccây giải tích và xác định được D1,3 thành thục số lượng khi ∆G đạt cực đại. Ở đây các tác giả đãphân nhóm loài cây theo tốc độ sinh trưởng nhanh, chậm và trung bình, mà không chú ý đến kiểu sinhtrưởng của từng loài cho nên không thể qui định được đường kính khai thác tối thiểu theo nhóm. Bởivì thực tế, các loài sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu có thể giảm ở giai đoạn sau và ngược lại. Trần 2Văn Con và cộng sự (2007) đã tiến hành giải tích cây và thu thập số liệu tăng trưởng bổ sung để phânnhóm các loài theo kiểu sinh trưởng dựa trên phản ứng sinh trưởng của các loài.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp tiếp cận chung Sử dụng phương pháp điều tra rừng truyền thống và hiện đại để nghiên cứu bổ sung các đặctrưng cấu trúc và động thái của các hệ sinh thái rừng. Sử dụng các mô hình, thuật toán để mô phỏngcác quy luật cơ bản của rừng và đánh giá các tác động kỹ thuật.Phương pháp thu thập số liệu Kế thừa số liệu: Đề tài kế thừa số liệu điều tra đo đếm trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời sau các thờigian, cường độ khai thác khác nhau và số liệu giải tích cây tiêu chuẩn rừng tự nhiên ở Tây Nguyên . Thu thập số liệu hiện trường cho nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài: Sử dụng các ÔTC định vị và tạm thời được thiết lập theo phương pháp ngẫu nhiên và điểnhình hệ thống để thu thập số liệu nghiên cứu. Tổng số ÔTC định vị là 10 ô và tổng số ÔTC tạm thời là22 ô. Để điều tra các loài cây kinh doanh phổ biến và tình hình áp dụng quyết định số 40/2005/QĐ-BNN tại các đơn vị sản xuất, dùng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia và quan sát tại hiệntrường cùng với việc thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan được lưu trữ ở các đơn vị sản xuất. Thu thập số liệu cho nội dung nghiên cứu sinh trưởng đường kính: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng được thu thập bằng phươngpháp giải tích thân cây. Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp giải tích: (i) Giải tích phân đoạn: số lượng: 20 loài, mỗi loài 10 cây giải tích (ii) Giải tích nhanh (t ...

Tài liệu có liên quan: