Danh mục tài liệu

Nghiên cứu lạm phát Việt Nam theo phương pháp SVAR

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 933.63 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu về các yếu tố nào đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tại VN, đồng thời chạy mô hình định lượng SVAR để kiểm định mức độ ảnh hưởng đến lạm phát của tổng yếu tố. Đây là phương pháp mới và hiệu quả được áp dụng ở nhiều quốc gia hiện nay trong việc phân tích chính sách vĩ mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu lạm phát Việt Nam theo phương pháp SVAR Nghiên Cứu & Trao Đổi Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam theo phương pháp SVAR PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA & ThS. TRẦN ĐẶNG DŨNG B ài viết này nghiên cứu về các yếu tố nào đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tại VN, đồng thời chạy mô hình định lượng SVAR để kiểm định mức độ ảnh hưởng đến lạm phát của tổng yếu tố. Đây là phương pháp mới và hiệu quả được áp dụng ở nhiều quốc gia hiện nay trong việc phân tích chính sách vĩ mô. Bài nghiên cứu đi sâu vào giải quyết các vấn đề sau: (1) Các yếu tố tác động đến lạm phát ở VN; (2) Ảnh hưởng của cú sốc trong chính sách đến lạm phát? (3) Thời gian để lạm phát phản ứng lại một chính sách mới; và (4) Tác động ngược trở lại của một cú sốc trong lạm phát đến các yếu tố khác. Từ khoá: Lạm phát, mô hình SVAR, chính sách vĩ mô. 1. Tổng quan Dựa theo những lý thuyết đã có về lạm phát, các nghiên cứu về lạm phát ở VN gần đây đã kết hợp nhiều nhân tố từ cả phía chi phí đẩy và phía cầu kéo của lạm phát nhằm giải thích những biến động của lạm phát. Tuy nhiên, do thiếu số liệu hoặc do chủ ý của các tác giả, phần lớn các nghiên cứu đều bỏ qua các yếu tố thuộc phía cung và tập trung chủ yếu vào các nhân tố thuộc phía cầu. Nhân tố cung duy nhất được xem xét là các cú sốc từ quốc tế (giá của dầu và trong một vài trường hợp giá của gạo). Tóm lại, những nghiên cứu gần đây về lạm phát ở VN xoay quanh các nhân tố: CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng, giá dầu và giá gạo thế giới và hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình VAR hoặc VECM. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ cân nhắc việc đưa thêm các biến thuộc phía cung và sử dụng số liệu cập nhật đến tháng 6 năm 2011, qua đó xem xét các vấn đề mới để 32 cung cấp bức tranh toàn diện hơn, mới mẻ hơn về lạm phát ở VN. Để xây dựng được mô hình SVAR thực nghiệm, chúng ta cần phải giải quyết hai nội dung: (1) Lựa chọn các biến trong mô hình; và (2) Thiết lập các hạn chế của mô hình để đưa ra ma trận cấu trúc. 1.1. Lựa chọn các biến cho mô hình Lạm phát không chỉ là một hiện tượng tiền tệ do những méo mó trên thị trường tiền tệ trong nước mà còn là kết quả của các yếu tố cơ cấu/chi phí đẩy. Theo nghiên cứu của Chhibber (1991) và một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây đối với các nền kinh tế nhỏ, mở thì mức giá của nền kinh tế (thường được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) sẽ được diễn đạt thông qua giá của các hàng hóa thương mại PT (giá các loại hàng hóa và dịch vụ mà nước đó xuất khẩu hoặc nhập khẩu) và giá cả hàng hóa phi thương mại PN (giá cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013 tiêu thụ trong nước): logP = α1 logPT + α2 logPN Trong đó: 0 < α1 , α2 < 1 và α1 + α2 = 1 Đối với hàng hóa thương mại, những thay đổi trong giá hàng hóa thương mại phụ thuộc vào những thay đổi trong giá quốc tế logPF và những thay đổi trong tỷ giá hiện tại logE. logPT = logPF + logE Đối với giá hàng hóa phi thương mại sẽ phụ thuộc vào tổng cung và tổng cầu. Về phía cầu, tổng cầu sẽ phụ thuộc vào thu nhập Y, lãi suất R, giá tài sản W, thuế và chi tiêu của chính phủ T. Những nhân tố này có thể tạo ra dư cầu và tác động lên giá nên được gọi là yếu tố lạm phát do cầu kéo. logPN = (ΔY, ΔR, ΔW, ΔT) Về phía cung, theo mô hình tăng giá chuẩn của Bruno (1979) và Gordan (1975) thì giá hàng hóa phi thương mại sẽ là một hàm của chi phí lao động (WC), chi phí đầu vào MC (các hàng hóa trung gian Nghiên Cứu & Trao Đổi nhập khẩu và sản xuất trong nước) và sự tăng giá từ phía cung (MU) do thị trường không hoàn hảo. Các nhân tố này còn được gọi là nhân tố chi phí đẩy, tác động lên lạm phát trong nước. logPN = (1 + M­U) * (WC, MC) Trong đó, M­U đại diện cho sự tăng giá theo những thay đổi của nền kinh tế khi cầu vượt mức và bản thân cầu vượt mức dẫn đến lượng tiền thực tế trong thị trường tiền tệ trong nước (EMB) dư thừa. Do khó khăn trong việc lượng hóa M­U nên các nghiên cứu thường sử dụng biến EMB để thay thế. Trong đó: ΔEMB = (MS, MD) = (MS, Y, R, E P) MS, MD lần lượt là cung và cầu tiền. Thị trường tiền tệ cân bằng khi EMB bằng 0. Y, R, PE lần lượt là sản lượng, lãi suất và mức giá kỳ vọng. Tổng hợp lại ta có: ΔP = (ΔPF, ΔE, ΔY, ΔR, ΔW, ΔT, ΔPE, ΔMS, ΔWC, ΔMC) Đây là mô hình chung để xác định các nhân tố cơ bản gây ra lạm phát ở các nền kinh tế nhỏ, mở. Các nhân tố này được phân thành 4 nhóm cơ bản: (i) giá của khu vực nước ngoài; (ii) tỷ giá; (iii) cầu kéo; và (iv) chi phí đẩy. Tuy nhiên, để sử dụng ở mỗi nền kinh tế chúng ta cũng cần quan tâm đến 2 vấn đề. Một là tùy thực trạng lạm phát ở mỗi quốc gia mà chúng ta sử dụng các biến đại diện cho phù hợp, có thể sử dụng thêm các biến đặc trưng cho mỗi quốc gia. Hai là dữ liệu có sẵn để chúng ta sử dụng cho mô hình hay không. Dựa trên hai vấn đề này, tác giả có một số điều chỉnh đối với các biến sử dụng trong mô hình. Thứ nhất, đối với biến giá từ khu vực nước ngoài, tác giả sử dụng giá dầu - hàng hóa có ảnh hưởng quan trọng đến hầu hết các loại hàng hóa khác trong nền kinh tế, và giá gạo do vai trò quan trọng của giá lương thực - thực phẩm trong rổ hàng hóa tính CPI của VN để thay thế. Thứ hai, đối với biến lạm phát kỳ vọng, do số liệu này vẫn chưa được đo lường ở VN nên trong mô hình ở đây, biến này sẽ không được xem xét tới. Thứ ba, do thiếu dữ liệu đầu vào đáng tin cậy, tác giả sẽ không sử dụng biến tiền lương. Thay vào đó sẽ xem xét biến số giá bán của người sản xuất (PPI), cũng có thể xem như biến đại diện cho chi phí từ phía người sản xuất. Thứ tư, không có một biến cụ thể nào có thể đại diện về phía cung, cụ thể là các yếu tố chi phí đầu vào để sản xuất trong nước. Ở đây bài nghiên cứu chỉ xét đến trường hợp yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp được nhập khẩu từ khu vực nước ngoài, vì thế nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi chỉ số giá nhập khẩu (IMP). Thứ năm, về phía cầu tác giả sử dụng biến lỗ hổng sản lượng công nghiệp được đo lường bằng chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng để thể hiện áp lực về phía cầu. Thứ sáu, nghiên cứu sử ...