Danh mục tài liệu

Nghiên cứu mô hình hệ sinh thái học tập, sáng tạo trong các trường phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu mô hình hệ sinh thái học tập, sáng tạo trong các trường phổ thông đề cập đến hệ sinh thái học tập sáng tạo theo lí thuyết kết nối và thực tế việc xây dựng hệ sinh thái học tập sáng tạo trong các nhà trường phổ thông, từ đó đề xuất một số giải pháp để có thể xây dựng một hệ sinh thái học tập sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mô hình hệ sinh thái học tập, sáng tạo trong các trường phổ thôngTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 59/2022 105 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH HỆ SINH THÁI HỌC TẬP, SÁNG TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Đỗ Hồng Cường, Đinh Thị Kim Thương, Đặng Lan Phương, Nguyễn Hồng Chiến Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Việc nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ sinh thái học tập, hệ sinh thái giáo dục thông minh đã bắt đầu được triển khai ở một số địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Xây dựng và phát triển mô hình “hệ sinh thái học tập, sáng tạo” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông, trong đó nhấn mạnh việc phát triển năng lực học tập, sáng tạo của học sinh là yêu cầu cấp thiết được đặt ra đáp ứng yêu cầu xây dựng Thành phố Hà Nội sáng tạo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến hệ sinh thái học tập sáng tạo theo lí thuyết kết nối và thực tế việc xây dựng hệ sinh thái học tập sáng tạo trong các nhà trường phổ thông, từ đó đề xuất một số giải pháp để có thể xây dựng một hệ sinh thái học tập sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô. Từ khoá: Hệ sinh thái học tập, sáng tạo, lí thuyết kết nối, thành phố sáng tạo, trường phổ thông, chuyển đổi số. Nhận bài ngày 24.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 26.4.2022 Liên hệ tác giả: Đỗ Hồng Cường; Email: dhcuong@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Quyết định số 749/QĐ-TTG ngày 3/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi sốquốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định: “giáo dục là một trong 8 lĩnhvực được ưu tiên triển khai. Ngành giáo dục đã đặt mục tiêu phấn đấu để Việt Nam sẽ trởthành một trong các quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo”[24]. Ýtưởng xây dựng mô hình hệ sinh thái học tập trên thế giới bắt nguồn từ Lý thuyết kết nối, coicác yếu tố tạo thành một nền giáo dục tốt từ đó thúc đẩy việc học tập có hiệu quả đều đượcgắn kết với nhau. Trên thế giới, mô hình giáo dục này được nhiều nước (Nga, Anh, Pháp,Mỹ, Australia...) triển khai như: trường học thông minh, hệ sinh thái giáo dục toàn cầu, hệsinh thái học tập STEM,... Để trở thành ngọn cờ đầu trong ngành giáo dục và đào tạo, đồngthời xây dựng Thành phố thông minh, Thành phố sáng tạo với nguồn nhân lực chất lượngcao, chủ động và sáng tạo trong công việc, Hà Nội cần tiến hành nghiên cứu và xây dựngnhững hệ sinh thái học tập, sáng tạo (Innovative/Creative Learning Ecosystem), trong đóNhà trường là nhân tố trung tâm, kết nối các thành tố của hệ sinh thái. Hệ sinh thái học tập,106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIsáng tạo phát triển theo hướng hệ sinh thái giáo dục thông minh, tạo lập một môi trường sángtạo hỗ trợ việc dạy và học, cung cấp cho học sinh sự linh hoạt, tính chính trực, tính phổ biếnvà tính kết nối, từ đó phát triển năng lực học tập, sáng tạo của học sinh Thủ đô.2. NỘI DUNG2.1. Sự cần thiết xây dựng hệ sinh thái học tập, sáng tạo Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mục tiêu:“Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạtđộng giáo dục, đó là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo,...”. Đồng thời, trong khung chương trình cũng dành thời lượngkhông nhỏ thời gian để “sáng tạo chương trình địa phương, chương trình nhà trường” và tạora các hoạt động giáo dục năng lực sáng tạo, tạo sản phẩm sáng tạo. Chỉ tính riêng thời lượngcho Hoạt động trải nghiệm (được xác định như một môn học, là không gian chính để sángtạo nội dung, phương pháp giáo dục) ở tiểu học là 105 tiết/ năm; nội dung Hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp ở trung học có sở và trung học phổ thông là 105 tiết/ năm; 35 tiết/năm cho nội dung giáo dục địa phương,... Cần xây dựng mô hình hệ sinh thái học tập, sáng tạo theo hướng phát triển hệ sinh tháihọc tập thông minh, tạo lập một môi trường sáng tạo hỗ trợ việc dạy và học. Những bên liênquan của hệ sinh thái học tập cùng nhau hợp tác để đưa ra những ý tưởng sáng tạo (nội dungsáng tạo và cách thức tổ chức sáng tạo), các thành tựu và quy trình thích hợp cho quá trìnhhọc tập, với sự đồng bộ, hiệu quả cao trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tổchức dạy học và kết nối với xã hội; từ đó đáp ứng nhu cầu cao trong việc thu nhận và xử lýthông tin, dần dần nâng cao chất lượng trong giáo dục và dịch vụ công. Hiện nay, việc xâydựng trường học như một hệ sinh thái học tập, hệ sinh thái giáo dục đang là xu hướng của giáodục 4.0 được định hướng trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhiều mô hình, đề án,dự án đã được triển khai ở những cấp độ và những nội dung khác nhau trong cả nước như: Môhình trường học hạnh phúc, Dự án EMVITET, Hệ sinh thái kết nối học tập Youth+, Giáo dụcSTEM Việt Nam, Dự án Brickone, Hệ sinh thái kết nối tri thức 4.0 TOTA và Dự án Ngôi trườngsố - TOTA School, Đề án phát triển hệ sinh thái giáo dục số của một số địa phương như HảiPhòng, Thừa Thiên Huế, Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam,… Nhiều doanh nghiệptrong và ngoài nước đã cung cấp các giải pháp giáo dục trực tuyến như: VNPT, VnEdu, VNPTE-Learning, Vietel (ViettelStudy), FPT (sử dụng công nghệ blockchain trong việc cấp chứng chỉ,bằng cấp, hệ sinh thái EdTech Việt Nam,… Các ứng dụng này đã có tác động rất tích cực đếnviệc chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Ý tưởng nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ sinh thái học tập trên thế giới bắt nguồn từ Lýthuyết kết nối, coi các yếu tố tạo thành một nền giáo dục tốt và thúc đẩy việc học tập có hiệu quảđều được gắn kết với nhau. Cấu trúc và mô hình phát triển hệ sinh thái học tập/ giáo dục baogồm các thành ...

Tài liệu có liên quan: