Danh mục tài liệu

Nghiên cứu nhân giống in vitro và khảo sát hợp chất Alkaloid rotundine từ cây bình vôi (Stephania rotunda lour)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 891.81 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát quá trình phát sinh hình thái và tiến hành nhân giống cây Bình Vôi (Stephania rotunda Lour.) trong điều kiện in vitro. Bước đầu chiết tách và định tính hoạt chất rotundine được sử dụng để điều chế thuốc an thần từ các bộ phận cây tự nhiên và mô nuôi cấy ở cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) trong điều kiện in vitro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nhân giống in vitro và khảo sát hợp chất Alkaloid rotundine từ cây bình vôi (Stephania rotunda lour)Tạp chí Khoa học và Công nghệ 49 (4) (2011) 51-58 NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ KHẢO SÁT HỢP CHẤT ALKALOID ROTUNDINE TỪ CÂY BÌNH VÔI (STEPHANIA ROTUNDA LOUR) Trịnh Ngọc Nam, Nguyễn Văn Vinh Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Đến Toà soạn ngày: 20/7/2010 1. GIỚI THIỆU Cây Bình Vôi thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), là loài cây chứa nhiều hoạt chất có giátrị vế dược liệu. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, mát máu, giải độc, tan ứ máu, chữa dạ dày và hànhtá tràng, viêm loét, viêm ruột cấp tính, lị khuẩn , viêm họng, đau răng, khó ngủ, cây Bình vôi còncó tác dụng đặc biệt trong điều trị các bệnh trầm cảm, bệnh hay quên, bệnh ung thư da và bệnhtiểu đường týp 2. Năm 1940, Bùi Đình Sang đã chiết từ củ Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) một alkaloidvới tỉ lệ 1,2 – 1,5%, đặt tên là rotundine. Rotundine còn được gọi là hyndarine, là alkaloid có cấutrúc L-tetrahydropalmatine. Alkaloid rotundine chiết xuất từ củ cây Bình vôi được sử dụng rấtphổ biến để điều chế các loại thuốc, đặc biệt là thuốc an thần. Nguồn cây Bình vôi làm dược liệu hiện nay, chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Tốc độkhai thác ngày càng gia tăng, cách thức khai thác chủ yếu là khai thác hủy diệt và hầu như khôngcó kế hoạch tái sinh, do đó, sự phân bố và số lượng cây Bình vôi trong tự nhiên ngày càng bị thuhẹp và khan hiếm. Trong sách Đỏ Việt Nam, cây Bình vôi được xếp vào danh mục các loại thựcvật có mức độ cực kì nguy cấp (CR) (Sách Đỏ Việt Nam – 1996). Với mục đích nhân giống, bảo tồn, duy trì, phát triển và sản xuất hợp chất thứ cấp quýtrong điều kiện in vitro từ cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.), chúng tối tiến hành: (1) Khảo sát quá trình phát sinh hình thái và tiến hành nhân giống cây Bình Vôi (Stephaniarotunda Lour.) trong điều kiện in vitro. (2) Bước đầu chiết tách và định tính hoạt chất rotundine được sử dụng để điều chế thuốc anthần từ các bộ phận cây tự nhiên và mô nuôi cấy ở cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) trongđiều kiện in vitro. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứu Củ cây Bình vôi Stephania Rotunda Lour., thu thập từ Phân viện Sinh học Tây Nguyên vàVườn quốc gia Tà Cú, tỉnh Bình Thuận, được trồng tại vườn Thực nghiệm Công nghệ sinh học,Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhằm mục đích lấy các chồi ngủ từ lóng thân Trịnh Ngọc Nam, Nguyễn Văn Vinhlàm mẫu nuôi cấy. Mẫu thí nghiệm là những khúc cắt đoạn thân leo mang chồi ngủ, được rửabằng dung dịch xà phòng 10% (v/v). Mẫu vật tiếp tục được lắc trong cồn 70o (1 phút), khử trùngtrong 10% Ca-hypoclorit (w/v), 15 phút. Sau đó chúng được rửa 4 lần bằng nước cất khử trùng.Mẫu sau khi khử trùng, được cấy trên môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962), bổ sung0,7% agar (w/v), 3% sucrose (w/v), 0,05% than hoạt tính (w/v), pH môi trường điều chỉnh đến5,8 trước khi hấp khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong 15 phút. Điều kiện nuôi cấy: nhiệt độ27 ± 2oC, ánh sáng 2500 ± 500 lux, ẩm độ 55 ± 5%, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Chồi tăngtrưởng từ mẫu nuôi cấy được cắt và sử dụng cho những thí nghiệm tạo mô sẹo và thí nghiệmnhân chồi. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng lên khả năng tạo mô sẹo từ khúc cắt thân Mẫu nghiên cứu được cắt từ lóng thân 3 tuần tuổi được vô trùng, kích thước khoảng 2,0 ±0,1 cm, được cấy lên môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962), có 0,7% agar (w/v), 3%sucrose (w/v), pH 5,8 được bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng thực vật theo bảng 1 để khảosát khả năng tạo mô sẹo. Điều kiện nuôi cấy: nhiệt độ 27 ± 2oC, ánh sáng 2500 ± 500 lux, ẩm độ55 ± 5%. Sau 3 tuần nuôi cấy, ghi nhận nghiệm thức có các chất điều hòa sinh trưởng với nồngđộ chất điều hòa sinh trưởng khác nhau có phản ứng khác nhau về khả năng tạo mô sẹo.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ khoáng lên khả năng tạo mô sẹo Khúc cắt thân vô trùng 3 tuần tuổi kích thước 2,0 ± 0,1 cm được cấy lên các môi trường cónồng độ khoáng khác nhau lần lượt là: môi trường MS (NK1), môi trường MS có hàm lượng cácchất khoáng giảm ½ (NK2), môi trường White (NK3). Tất cả các môi trường có 0,7% agar(w/v), 3% sucrose (w/v), Ph 5,8 được bổ sung 2,4-D 5 mg/l, BA 0,2 mg/l. Bảng 1. Các nghiệm thức môi trường nuôi cấy tạo mô sẹo từ khúc cắt thân Nghiệm thức Thành phần môi trường M0 MS+ BA 0,2 mg/l MD1 MS+ 2,4-D 1 mg/l, BA 0,2 mg/l MD2 MS+ 2,4-D 3 mg/l, BA 0,2 mg/l ...

Tài liệu có liên quan: