Danh mục tài liệu

Nghiên cứu so sánh đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở Đức và Việt Nam - Phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên: Phần 2

Số trang: 144      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.41 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu so sánh đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở Đức và Việt Nam" phần 2 trình bày các nội dung chính sau: So sánh mô hình đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp tại Đức và tại Việt Nam; Các khuyến nghị và giải pháp về đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Đức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu so sánh đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở Đức và Việt Nam - Phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên: Phần 2 CHƯƠNG 4: SO SÁNH MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI ĐỨC VÀ TẠI VIỆT NAM 4.1 Mô hình đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp hai giai đoạntại Đức trong tiến trình Bologna 4.1.1 Tổng quan về mô hình đào tạo giáo viên giáo dục nghềnghiệp hai giai đoạn của Đức Có thể nói Đức có một truyền thống lâu đời và nổi bật về đào tạonghề và đào tạo giáo viên GDNN cả ở châu Âu và cả trong bối cảnh toàncầu rộng lớn (Green, Wolf & Leney 1999). Tại Đức tồn tại hệ thống giáodục nghề theo mô hình đào tạo kép. Theo mô hình này, người học nghềthông thường được đào tạo ba năm, trong đó, họ làm việc và được đào tạothực hành tại công ty/ xí nghiệp, song song với việc học tại trường nghề(thời gian học tại trường nghề khoảng 12 giờ mỗi tuần). Giáo viên đào tạonghề tại trường nghề được đòi hỏi khả năng kết hợp cả kiến thức nghề lẫnkỹ năng thực hành nghề. Có khoảng 350 nghề được đào tạo chính thứctheo hệ thống kép tại Đức. Việc xây dựng các tiêu chuẩn định hướng nănglực được vận hành và quản lý bởi Hội nghị thường trực các Bộ trưởng vềgiáo dục Đức (viết tắt là KMK). Do Đức là nước liên bang với cơ chế “tựtrị” của mỗi bang trong giáo dục, tức mỗi bang tự quản lý vấn đề giáo dụccủa bang mình, KMK là nơi các bang tìm sự thống nhất giáo dục ở cấp độquốc gia. Việc đào tạo giáo viên GDNN tại các đại học của Đức đã có lịch sửlâu đời. Việc thể chế hóa việc đào tạo giáo viên cho các trường dạy nghềgắn liền với việc thể chế hóa chính các trường dạy nghề. Các chương trìnhđào tạo đầu tiên được phát triển đặc biệt cho các trường dạy nghề xuấthiện vào giữa thế kỷ 19. Trách nhiệm đào tạo giáo viên cho các trườngdạy nghề của các cơ sở đào tạo được thay đổi tương đối thường xuyêntrong thế kỷ 19 và 20 giữa các trường đại học và các cơ sở đào tạo cấpthấp hơn (Nickolaus/Abele 2008, 3). Trong khi giáo viên cho các trườngdạy nghề thương mại được đào tạo tại các trường đại học hoặc tại các học154viện được xếp hạng ngang bằng từ những năm 1920 (Sommer 1992) thìviệc đào tạo đội ngũ giáo viên kỹ thuật công nghiệp vẫn tiếp tục phải chịusự quay vòng của thể chế. Khu vực này cũng được giao cho các trường đạihọc vào những năm 1920, nhưng đến giữa những năm 30, hệ tư tưởng củaĐức Quốc xã đã dẫn đến việc hạ xếp hạng mới (tức ko phải chỉ đào tạo ởtrường đại học nữa) mà đào tạo dưới hình thức dựa trên hội thảo/ seminarhuấn luyện, định hướng thực hành mạnh mẽ (Nickolaus & Abele 2008, 4). Trong những năm 1960 và 1970, với việc đào tạo giáo viên bị cản trởbởi sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên và quá trình phát triển của các ngành trởnên khoa học hơn, việc đào tạo giáo viên đã được chuyển trở lại các trườngđại học. Tuy nhiên, vì các trường đại học nhìn thấy vai trò của họ chủ yếuchỉ nằm trong việc giảng dạy kiến ​​ thức chuyên môn (học thuật) dẫn đếnviệc người Đức thành lập thêm một giai đoạn đào tạo thực hành (giai đoạnđào tạo thứ hai) sau giai đoạn đào tạo thứ nhất tại đại học; Giai đoạn đàotạo thứ hai này được gọi là Referendariat hay Vorbereitungsdienst (dịch vụchuẩn bị), tạm dịch sang tiếng Việt là giai đoạn đào tạo tiền phục vụ hayđào tạo tập sự. Cấu trúc cơ bản gồm hai giai đoạn đào tạo này vẫn còn chođến ngày nay và chưa được đặt ra nghi vấn về chất lượng của nó, mặc dùviệc chuyển đổi sang hệ Cử nhân/ Thạc sĩ trong tiến trình Bologna manglại sự nhấn mạnh nhiều hơn vào các giáo trình theo chủ đề cụ thể tại cáctrường đại học (Nickolaus & Abele 2008, 4). Hiện nay, các cuộc thảo luận khoa học về hệ thống đào tạo giáo viêndạy trường nghề của Đức trong tiến trình Bologna vẫn thể hiện nhiều cáchtiếp cận khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau và luôn hướng tới sự pháttriển cấp tiến. Tại Đức, do hệ thống liên bang với sự phân cấp phân quyềnvề địa phương, mỗi bang tự chịu trách nhiệm về quản lý giáo dục của bangmình nên việc đào tạo giáo viên cho trường nghề của mỗi bang là có khácnhau. Tuy nhiên, việc đào tạo giáo viên nói chung và đào tạo giáo viên chotrường nghề nói riêng tại Đức luôn được thực hiện một cách nghiêm ngặtvới những quy chuẩn và yêu cầu khắt khe, điều góp phần làm nên chấtlượng giáo viên GDNN đầy uy tín, đáp ứng được yêu cầu của một quốc giavới nền công nghiệp rất phát triển như Đức. Một cách truyền thống, cách tổ chức đào tạo giáo viên cho trườngnghề tại Đức bao gồm hai giai đoạn và có những đặc điểm cơ bản như sau: 155 -Điều kiện tiên quyết là người học bắt buộc phải có tối thiểu 12tháng thực tập nghề tại một công ty/ xí nghiệp nào đó nếu như người họcmuốn được đào tạo thành giáo viên dạy trường nghề. Nếu người học chỉmuốn được đào tạo thành giáo viên dạy kỹ thuật tại trường phổ thông thìkhông cần phải có 12 tháng thực tập nghề tại xí nghiệp này. Điều này đãđược quy định trong luật của KMK (KMK 1995/ 2013). Có trường đại họcchỉ yêu cầu người học cần có 2 tháng thực tập nghề trước khi nhập học nhưngsau đó, trong quá trình học tại đại học, người học buộc phải tự sắp xếp để cómột năm thực tập nghề tại công ty/ xí nghiệp và có giấy chứng nhận về điềuđó. Trong trường hợp này, thông thường sinh viên sư phạm sẽ phải tự sắp xếpthời gian để đi thực tập thành nhiều đợt nhỏ khác nhau trong những kỳ nghỉvà lấy giấy chứng nhận, miễn sao tổng thời gian thực tập ấy tối thiểu là 12tháng. Nếu trước khi vào đại học, người học đã được đào tạo nghề đầy đủ3 năm thì không cần phải trình giấy chứng nhận thực tập nữa. -Người học phải trải qua hai giai đoạn đào tạo bao gồm:  Giai đoạn thứ nhất diễn ra tại đại học (do các bộ Giáo dục đạihọc của các bang quản lý) kéo dài từ 4 đến 5 năm (mà thông thường là 5năm) với việc sinh viên Sư phạm được trang bị cả nội dung Sư phạm lẫnChuyên ngành và hai kỳ thực tập (Praktikum), kết thúc với kỳ ...