
Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 137-145 NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Lan Anh Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội E-mail: haha.htc@gmail.com Tóm tắt. Là một tỉnh miền núi trung du cách không xa trung tâm trung chuyển khách du lịch lớn nhất miền Bắc – thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên có lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trở thành điểm du lịch cuối tuần lý tưởng của khách du lịch thủ đô. Dựa trên việc đánh giá tiềm năng du lịch và tiêu chí đánh giá độ hấp dẫn của điểm du lịch, tỉnh Thái Nguyên có hai nhóm điểm du lịch chính: Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng và nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương. Từ khóa: Thái Nguyên, tiêu chí đánh giá, tiềm năng du lịch, điểm du lịch.1. Mở đầu Hoạt động du lịch phụ thuộc vào nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch càngphong phú, đặc sắc thì sức hấp dẫn càng cao và khả năng đem lại doanh thu cho hoạt độngdu lịch càng lớn. Thái Nguyên là một tỉnh trung du, nơi có sự tiếp giáp giữa đồng bằng vàmiền núi, được thiên nhiên ban tặng một cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, nguồn tài nguyêndu lịch nhân văn phong phú và đặc sắc. Đây là lợi thế của Thái Nguyên để phát triển đadạng các loại hình du lịch.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch,như của các tác giả: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, PhạmTrung Lương, Nguyễn Thế Chinh [3][6]. Đa số các nhà nghiên cứu đều xác định yếu tốđầu tiên để đánh giá tài nguyên du lịch là độ hấp dẫn của điểm du lịch. Đó là các tiêu chí:Tính hấp dẫn khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sức chứa, tính liênkết và tính bền vững, thời gian hoạt động du lịch, khoảng cách điểm du lịch. Những yếutố rất quan trọng được chọn hệ số 3 bao gồm: độ bền vững, độ hấp dẫn của tài nguyên, cơsở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Các yếu tố có ý nghĩa quan trọng được tính hệ số 2:sức chứa khách du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch. Yếu tố có ý nghĩa ítquan trọng hơn là thời gian hoạt động du lịch tại các điểm du lịch được tính hệ số 1. 137 Nguyễn Lan Anh Bảng 1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch Bậc số TT Tiêu chí Hệ số 4 3 2 1 1 Độ bền vững 3 12 9 6 3 2 Độ hấp dẫn du khách 3 12 9 6 3 Đầu tư quy hoạch, tôn tạo bảo vệ tài 3 3 12 9 6 3 nguyên và quản lý môi trường 4 Sức chứa 2 8 6 4 2 5 Khoảng cách điểm du lịch 2 8 6 4 2 6 Thời gian hoạt động 1 4 3 2 1 Tổng số 56 42 28 14 Kết quả đánh giá điểm tài nguyên du lịch được thực hiện bằng phương pháp đánhgiá tổng hợp các yếu tố gồm các hệ số (3,2,1) và bậc số (4,3,2,1). Điểm của từng tiêu chílà điểm của bậc đánh giá nhân với hệ số. Điểm hấp dẫn của điểm du lịch là tổng số điểmcủa các tiêu chí: Điểm du lịch có ý nghĩa quốc tế và quốc gia: 42-56 điểm; Điểm du lịch có ý nghĩa vùng: từ 28-41 điểm; Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: từ 14-27 điểm.2.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Nằm trong tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc, Thái Nguyên có dạng địa hình đồinúi trung du với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, phóng khoáng với những triền đồi khoángđạt. Một điều thú vị, trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa của miền Bắc và do ảnhhưởng của 4 cánh núi vòng cung nên tỉnh có một mùa đông lạnh. Do đó, nếu đi từ phíaNam lên Bắc chúng ta sẽ thấy sự thay đổi thú vị trong hệ sinh thái của tỉnh. Phía Nam lànhững vạt chè, đồi cọ thì đi lên phía Bắc lại là những cánh rừng cận chí tuyến. Nhiều ngọnnúi đã được sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch: Núi Chúa, Tam Đảo, núi La Hiên - VõNhai, núi Văn – núi Võ. . . [5]. Tài nguyên du lịch tự nhiên được cấu thành bởi các yếu tố như địa hình, khí hậu,thủy văn và sinh vật đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên một số thuận lợi để phát triển du lịch.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn - Di tích lịch sử - văn hóa: Tiểu vùng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thái Nguyên Tiêu chí đánh giá Tiềm năng du lịch Điểm du lịch Đánh giá tiềm năng du lịch Nhóm điểm du lịchTài liệu có liên quan:
-
77 trang 231 0 0
-
Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá năng lực hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay
7 trang 79 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình
13 trang 46 0 0 -
1 trang 42 0 0
-
Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng
10 trang 38 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
134 trang 37 0 0 -
Phương pháp tổng hợp đa chỉ số đánh giá tối ưu hệ thống phân phối năng lượng
9 trang 34 0 0 -
110 trang 29 0 0
-
Quy trình đánh giá công việc nhân viên
8 trang 29 0 0 -
Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk
14 trang 28 0 0 -
Đánh thức tiềm năng du lịch Đồng Nai
9 trang 27 0 0 -
Thuyết trình đề tài: Đà Lạt - thành phố mộng mơ
23 trang 26 0 0 -
Đề tài: Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ
46 trang 26 0 0 -
Giáo án Địa lí 9 - Bài: Thương mại và du lịch
6 trang 24 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững tại bản Lác – Mai Châu - Hòa Bình
38 trang 24 0 0 -
80 trang 23 0 0
-
Tiểu luận: Thống kê du lịch Việt Nam
42 trang 23 0 0 -
BÀI GIẢNG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC DU LỊCH SINH THÁI
28 trang 22 0 0 -
Nơi nào bạn muốn đi cho kỳ nghỉ của bạn?
38 trang 22 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Chùa Bái Đính - Tiềm năng du lịch của Ninh Bình
123 trang 21 0 0