. Nhân trần cát (Adenosma indianum (Lour.) Merr.) là một loại cây dược liệu có giá trị phân bố ở một số vùng đất cát ven biển nhưng hiện nay đã không còn phổ biến. Để duy trì nguồn giống loại cây này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tái sinh chồi in vitro cây nhân trần cát thông qua sự phát sinh callus. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian thích hợp để khử trùng mẫu lá, thân cây nhân trần cát là 10 phút, mẫu cuống lá là 6 phút với tỷ lệ mẫu nhiễm lần lượt là 18,52 %; 7,04 % và 0,00 %. Môi trường thích hợp để tạo callus từ lá là MS cơ bản có bổ sung 0,30 mg/l NAA, tạo callus từ cuống lá 0,20 mg/l IBA và từ đoạn thân là 0,50 mg/l NAA; tỷ lệ tạo callus lần lượt là 80,55 %, 66,67 % và 76,39 %. Môi trường MS cơ bản bổ sung 0,50 mg/l BAP và 0,10 mg/l NAA thích hợp để tạo chồi từ callus, tỷ lệ tạo chồi là 43,52 % và số chồi/callus là 3,43.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tái sinh chồi cây nhân trần cát (Adenosma indianum (Lour.) Merr.) thông qua nuôi cấy CallusTạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa họ c Tự nhiên; ISSN 1859–1388 Tập 127, Số 1C, 2018, Tr. 53–60; DOI: 10.26459/hueuni-jns.v127i1C.4891 NGHIÊN CỨU TÁI SINH CHỒI CÂY NHÂN TRẦN CÁT (Adenosma indianum (Lour.) Merr.) THÔNG QUA NUÔI CẤY CALLUS Hoàng Tấn Quảng1,*, Trần Thị Diệu2, Lê Thị Lệ Quyên3, Phạm Thị Diễm Thi1, Trương Thị Hồng Hải1, Trần Quốc Dung3 1 Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, Tỉnh lộ 10, Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 2 Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 3 Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Nhân trần cát (Adenosma indianum (Lour.) Merr.) là một loại cây dược liệu có giá trị phân bố ở một số vùng đất cát ven biển nhưng hiện nay đã không còn phổ biến. Để duy trì nguồn giống loại cây này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tái sinh chồi in vitro cây nhân trần cát thông qua sự phát sinh callus. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian thích hợp để khử trùng mẫu lá, thân cây nhân trần cát là 10 phút, mẫu cuống lá là 6 phút với tỷ lệ mẫu nhiễm lần lượt là 18,52 %; 7,04 % và 0,00 %. Môi trường thích hợp để tạo callus từ lá là MS cơ bản có bổ sung 0,30 mg/l NAA, tạo callus từ cuống lá 0,20 mg/l IBA và từ đoạn thân là 0,50 mg/l NAA; tỷ lệ tạo callus lần lượt là 80,55 %, 66,67 % và 76,39 %. Môi trường MS cơ bản bổ sung 0,50 mg/l BAP và 0,10 mg/l NAA thích hợp để tạo chồi từ callus, tỷ lệ tạo chồi là 43,52 % và số chồi/callus là 3,43. Từ khóa: Adenosma indianum, callus, cây dược liệu, khử trùng, tái sinh chồi1 Đặt vấn đề Cây nhân trần cát (Adenosma indianum (Lour.) Merr.), tên thường gọi là chè nội, chè cát, chètạng, bồ bồ, nhân trần ta... là một loài thực vật có hoa trong họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae).Đây là một loại dược liệu có vị cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ôn nhẹ, có tác dụng diệt giun, gâytăng tiết mật, tăng cường chức năng thải chất độc ở gan. Bên cạnh đó, cây còn có tác dụng khángviêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các khuẩn Shigella dysenteriae, Sh. shigae,Staphylococcus aureus 209P và Streptococcus hemolyticcus S84, giảm sự phân tiết dịch vị, giảm độacid tự do và acid toàn phần ở dạ dày. Cây này cũng được dùng để chữa sốt, cảm cúm, viêm ganvàng da, tiêu hóa kém, viêm ruột, đau bụng, thuốc kích thích ăn ngon cho phụ nữ sau khi sinh[1, 4, 6]. Cây nhân trần cát trước đây khá phổ biến trên đất nước ta, thường gặp ở bờ ruộng, cácrừng thưa cây rụng lá, nơi đất trống có cát và cỏ, trong các đầm lầy và đất ẩm. Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây, số lượng cây này giảm mạnh do một số hoạt động của con người như mở* Liên hệ: htquang@hueuni.edu.vnNhận bài: 23–7–2018; Hoàn thành phản biện: 5–8–2018; Ngày nhận đăng: 9–8–2018Hoàng Tấn Quảng và CS. Tập 127, Số 1C, 2018rộng đất canh tác, chuyển đổi cây trồng… đã làm mất đi môi trường sống của cây. Nhân trần cáttrở thành một loại dược liệu cần được bảo vệ để tránh nguy cơ trở nên khan hiếm [3]. Để nhân giống cây nhân trần cát, một số nơi đã bắt đầu trồng thử nghiệm bằng các phươngpháp nhân giống truyền thống như gieo hạt, giâm cành… nhưng thường cho tỷ lệ sống của câycon không cao và nhiễm bệnh. Hơn nữa, sự hạn chế về nguồn giống cũng góp phần làm giảmhiệu quả của các phương pháp nhân giống truyền thống. Đối với cây nhân trần cát, việc nhângiống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào chưa có nhiều nghiên cứu được công bố. Trên các đốitượng nhân trần khác, Tu và cs. đã thành công khi nhân giống in vitro cây nhân trần A. glutinosumthông qua giai đoạn callus [7]. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định khảnăng nhân giống cây nhân trần cát thông qua giai đoạn callus.2 Đối tượng và phương pháp2.1 Đối tượng liệu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cây nhân trần cát (A. indianum) được thu thập tạivùng đất cát Hải Dương, Hải Lăng, Quảng Trị (Hình 1). Mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu là lá, cuống lá và đoạn thân từ cây tự nhiên khỏe mạnh.2.2 Phương phápẢnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu đến tỷ lệ sống của cây nhân trần cát Lá, cuống lá và đoạn thân (1–2 cm) của cây nhân trần cát được rửa nhiều lần dưới vòi nướcchảy, cắt bỏ lá bị hỏng và những phần không cần thiết, chỉ lấy lá, cuống lá và đoạn thân dài 1–2cm cho vào bình. Rửa sạch bằng nước cất 3 lần, 1 lần/2 phút. Tiếp tục khử trùng bằng HgCl2 0,10% 5–10 phút. Rửa sạch bằng nước cất vô trùng 3–4 lần trước khi cấy vào môi trường cơ bản MS(Murashige và Skoog) [5] có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng theo từng công thức thínghiệm cụ thể. Tỷ lệ mẫu nhiễm đ ...
Nghiên cứu tái sinh chồi cây nhân trần cát (Adenosma indianum (Lour.) Merr.) thông qua nuôi cấy Callus
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 742.44 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu tái sinh chồi cây Tái sinh chồi cây Chồi cây nhân trần cát Adenosma indianum (Lour.) Merr Nuôi cấy CallusTài liệu có liên quan:
-
7 trang 15 0 0
-
6 trang 12 0 0
-
Nhân giống cây giảo cổ lam (gynostemma pentaphyllum (thunb.) makino) bằng nuôi cấy callus
10 trang 11 0 0