Danh mục tài liệu

Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp - Phần 1

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.85 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tâm lý học tư pháp là một nghành tâm lý học ứng dụng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư pháp; nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy luật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm; trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tâm lý học tư pháp đã sử dụng hai nhóm phương pháp trong thực tiễn hoạt động tư pháp là nhóm các phương pháp nghiên cứu tâm lý (nghiên cứu nhân cách) và nhóm các phương pháp tác động tâm lý. Tài liệu này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu nhân cách, đưa ra cách sử dụng các phương pháp này và lấy ví dụ minh họa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp - Phần 1 Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp – Phần 1 A. Khái niệm Tâm lý học tư pháp là một nghành Tâm lý học ứng dụng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư pháp; nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy luật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm; trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án . Tâm lý học tư pháp đã sử dụng hai nhóm phương pháp trong thực tiễn hoạt động tư pháp là nhóm các phương pháp nghiên cứu tâm lý( nghiên cứu nhân cách) và nhóm các phương pháp tác động tâm lý. Với phạm vi bài này mình chỉ đi vào phân tích bản chất các phương pháp nghiên cứu nhân cách , đưa ra cách sử dụng các phương pháp này trong hoạt động tư pháp và lấy ví dụ minh hoạ cho các phương pháp này. B. Nội dung. I. Nghiên cứu nhân cách trong hoạt động tư pháp. Nhân cách con người là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Tâm lý, ý thức, nhân cách con người là thống nhất với nhau. Có thể thấy khi nói đến các ph ương pháp nghiên cứu nhân cách chính là chính lầ nói đến các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người được biểu hiện thông qua hành vi và hoạt động của con người. Do vậy nghiên cứu nhân cách chính là nghiên cứu tâm lý. Để hiểu được bản chất của các phương pháp nghiên cứu tâm lý ta cần làm rõ một số khái niệm sau đó sẽ rút ra được những kết luận về vấn đề này. 1. Một số khái niệm 1.1 Khái niệm nghiên cứu tâm lý và nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp. Nghiên cứu tâm lý nói chung là nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống con người, các quy luật các c ơ chế của hoạt động tâm lý của con người. Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là qúa trình nghiên cứu bản thân các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm. 1.2. Khái niệm phương pháp nghiên cứu tâm lý và các phương pháp nghiên cứu tâm lý * Dựa vào khái niệm nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp mình xin mạnh dạn đưa ra khái niệm phuơng pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp: Đó là các cách thức và biện pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm. Khi nghiên cứu cần tuân thủ các nguyên tắc khách quan; nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; nguyên tắc tâm lý- ý thức và hoạt động; nguyên tắc vận động phát triển, nguyên tắc tiếp cận nhân cách. * Các phương pháp nghiên cứu tâm lý. - Phưong pháp quan sát  - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.  - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập.  - Phưong pháp thực nghiệm.  - Phương pháp trắc nghiệm.  - Phương pháp điều tra.  - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử.  2. Bản chất của phương pháp nghiên cứu tâm lý. Qua các khái niệm và phương pháp nghiên cứu trên ta có thể rút ra được kết luận về bản chất của phương pháp nghiên cứu tâm lý là những cách thức và biện pháp nhất định nhằm thu thập, tìm hiểu thông tin về hiện tượng tâm lý bên trong của đối tượng cần nghiên cứu. Đó là các trạng thái, xúc cảm, nhận thức, thái độ.. của họ trong những điều kiện cụ thể và biết được các thuộc tính tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu. Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, mang bản chất xã hội và bản chất lịch sử, bất kỳ hoạt động nào của con người cũng mang tâm lý. Tâm lý con người được biểu hiện rất đa dạng và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết chính xác tâm lý của con người được. Tâm lý mỗi người một khác và nó luôn luôn vận động và phát triển vì thế muốn hiểu được tâm lý con ngưòi và cải tạo, giáo dục tâm lý con người thì phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý con ngưòi, môi trường xã hội các quan hệ xã hội mà người đó sống và hoạt động. Tâm lý học ra đời để nghiên cứu các yếu tố khách quan và chủ quan hình thành các hiện tưọng tâm lý, nhận diện các hiện tượng tâm lý khác nhau, quy luật hình thành và phát triển tâm lý và đưa ra các phương pháp để nghiên cứu tâm lý con người để sử dụng trong hoạt động thực tiễn. Chính vì tính đa dạng của hiện tưọng tâm lý cho nên khi nghiên cứu tâm lý cần sử dụng cac phương pháp tác động tâm lý khác nhau để có thể tìn hiểu được trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng cũng như thuộc tính tâm lý của nó. Nói đến thuộc tính tâm lý là nói đến hiện tượng tâm lý tương đối ổn định có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một ...