Danh mục tài liệu

Nghiên cứu trồng Nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileutus bằng phụ phẩm nông nghiệp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 988.45 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các thí nghiệm về ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự lan tơ nấm, ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến sự lan tơ và hình thành quả thể, ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự lan tơ và hình thành quả thể và ảnh hưởng của thành phần vi lượng đến sự lan tơ và hình thành quả thể. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu trồng Nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileutus bằng phụ phẩm nông nghiệp NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG PLEUROTUS CITRINOPILEUTUS BẰNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THỊ THƠM 1 MAI HƯƠNG TRÀ - NGUYỄN THÀNH HƯNG 2 1 Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai 1huongtra1983@yahoo.com.vn 2 Trường Đại học Thủ Dầu 1, Bình Dương 1 Tóm tắt: Nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileutus được nuôi trồng trên các giá thể mạt cưa, bã mía, rơm rạ. Kết quả cho thấy tốc độ lan tơ trên môi trường mạt cưa nhanh nhất (0.78 cm/ngày). Kết quả khảo sát trồng nấm bào ngư vàng trên môi trường mạt cưa có bổ sung cám gạo, cám bắp, đạm vô cơ (ure, DAP), vi lượng (MgSO4, KH2PO4) cho thấy bổ sung cám bắp 4 % hoặc DAP 3 ‰ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của nấm bào ngư nhất. Bổ sung thành phần vi lượng MgSO4 0.2 ‰ hoặc KH2PO4 2 ‰ làm rút ngắn thời gian ra quả thể 8 ngày. Điều kiện nuôi trồng 22-30oC, độ ẩm 70-90%. Từ khóa: Nấm bào ngư vàng, Pleurotus citrinopileutus, phế phẩm nông nghiệp 1. GIỚI THIỆU Nấm là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất, và các vitamin, chứa ít chất béo. Trong những năm gần đây, nấm được coi là một loại thực phẩm sạch và được tiêu thụ mạnh và là một trong những mặt hàng có tỉ trọng, giá trị xuất khẩu cao trong nhóm các mặt hàng thực phẩm, rau, củ, quả. Khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài nấm, trong đó bào ngư là một trong những loại nấm được trồng phổ biến do sản lượng cao và phong phú về chủng loại. Trong đó bào ngư vàng (Pleurotus citrinopileatus) là một loại nấm thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị dược liệu. Bào ngư vàng là nguồn vi chất chống oxy hóa điều hòa miễn dịch, kháng u, và có hoạt tính chống đái tháo đường (Chen, 2009; Frimpong-Manso, 2011). Mặt khác, loài nấm này có tiềm năng năng suất cao, màu sắc và hương vị đặc trưng, hấp dẫn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chính vì thế, loài nấm này đang được phát triển ở nước ta. Việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm lớn từ nông nghiệp để ứng dụng trồng nấm bào ngư vàng vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, tạo ra sản phẩm có giá trị cao. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Quả thể nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileatus do trại nấm Bảo Hân ở địa chỉ 318, đường Duy Tân, phường Bảo Vinh A, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cung cấp. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(45)/2018: tr. 138-148 Ngày nhận bài: 25/5/2017; Hoàn thành phản biện: 11/6/2017; Ngày nhận đăng: 10/7/2017 NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG… 139 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nguyên liệu trồng nấm là 3 loại phế phẩm: mạt cưa (C), rơm rạ (R), bã mía (M), được xử lý với nước vôi đến độ ẩm 60 % và ủ đống. Sau khi ủ xong, tiến hành phối trộn các cơ chất với tỉ lệ khác nhau, đóng bịch PE 500 gram. Khử trùng cơ chất ở 121oC trong 1 giờ. Bịch sau khi cấy giống, được chuyển vào nơi nuôi ủ tơ nấm. Khi tơ nấm lan đầy bịch, hệ sợi nấm dày trắng , bịch được chuyển xuống nhà trồng để rạch bịch và tưới đón thu hái quả thể. Nhiệt độ nhà trồng nấm khoảng 22-30oC. Ánh sáng khuếch tán 200-300 lux. Độ ẩm nhà trồng 70-90 %. Nhà trồng đảm bảo độ thông thoáng và tránh gió lùa trực tiếp. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự lan tơ nấm Phương pháp tiến hành: thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên 1 yếu tố, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức được phối trộn theo tỉ lệ sau: 100% mạt cưa (DC), 25% mạt cưa + 75% rơm (R75), 50% mạt cưa + 50% rơm (R50), 75% mạt cưa + 25% rơm (R25), 25% mạt cưa + 75% bã mía (M75), 50% rơm rạ + 50% bã mía (M50), 75% mạt cưa + 25% bã mía (M25). Các bịch phôi được cấy giống và nuôi ủ, sau 5 ngày bắt đầu ghi nhận tốc độ lan tơ ở các nghiệm thức và quan sát tơ nấm trên từng cơ chất. Theo dõi tốc độ lan tơ. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến sự lan tơ và hình thành quả thể Phương pháp tiến hành: bố trí thí nghiệm đơn yếu tố, 3 lần lặp lại. Chọn giá thể cho tốc độ lan tơ nhanh nhất ở thí nghiệm 1, tiến hành phối trộn với cám gạo, cám bắp theo tỉ lệ 2%, 4%, 6%, 8%, 10% . Đóng bịch phôi cấy giống và ủ, sau 5 ngày, bắt đầu tiến hành quan sát tốc độ lan tơ, khi tơ nấm lan đầy bịch, tưới đón và thu quả thể nấm. theo dõi tốc độ lan tơ, trọng lượng nấm tươi, thời gian thu hái quả thể. Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự lan tơ và hình thành quả thể Phương pháp tiến hành: Bố trí nghí nghiệm đơn yếu tố, 3 lần lặp lại. Chọn giá thể cho tốc độ lan tơ nhanh nhất ở thí nghiệm 1, tiến hành phối trộn với ure (U), DAP (D) theo tỉ lệ 1‰, 2‰, 3‰, 4‰,5‰. Đóng bịch phôi cấy giống và ủ, sau 5 ngày, bắt đầu tiến hành quan sát tốc độ lan tơ, khi tơ nấm lan đầy bịch, tưới đón và thu quả thể nấm. Theo dõi tốc độ lan tơ, trọng lượng nấm tươi, thời gian thu hái quả thể. Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của thành phần vi lượng đến sự lan tơ và hình thành quả thể Phương pháp tiến hành: Bố trí nghí nghiệm đơn yếu tố, 3 lần lặp lại. Chọn nghiệm thức tốt nhất ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3, tiến hành phối trộn với MgSO4 (M) theo tỉ lệ 0.1‰, 0.2‰, 0.3‰, 0.4‰, 0.5‰ và KH2PO4 (K) theo tỉ lệ 1‰, 2‰, 3‰, 4‰, 5‰. Đóng bịch phôi cấy giống và ủ, sau 5 ngày bắt đầu tiến hành quan sát tốc độ lan tơ, khi tơ nấm lan đầy bịch, tưới đón và thu quả thể nấm. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự lan tơ nấm Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ sợi nấm bào ngư vàng có khả năng tăng trưởng tốt trên tất cả các môi trường thử nghiệm, biểu hiện ở chỗ tơ mọc dày, trắng và khỏe. Thời MAI HƯƠNG TRÀ và cs. 140 gian và tốc độ lan tơ ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt rõ rệt so với nghiệm thức đối chứng (bảng 1) trong đó tốc độ lan tơ ở mẫu đối chứng là nhanh nhất 0.79 cm/ngày, gấp 1.4 lần so với tốc độ lan tơ của mẫu bổ sung rơm rạ với tỉ lệ 75% (tốc độ lan tơ chậm nhất 0.55 cm/ngày). Kế tiếp là môi trường bã mía 25% và rơm 25 % cho tơ nấm phát triển tương đương nhau. Theo Frimpong-Manso et al. (2011), mùn cưa cao su chứa ...

Tài liệu có liên quan: