Danh mục tài liệu

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Gis trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.27 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ở thành phố Thái Nguyên, có một vấn đề lớn là các thông tin dạng bản đồ quy hoạch hiện nay chủ yếu tồn tại dưới dạng tài liệu giấy còn các thông tin liên quan khác lại phân tán, chưa tích hợp với thông tin dạng bản đồ để trở thành một hệ thống thông tin tổng thể. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS đã cho phép người sử dụng có thể truy cập các thông tin với kết quả từ tổng hợp đến chi tiết về việc sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật: cầu, đường, cây xanh, cấp thoát nước; công trình xây dựng: tên chủ hộ, cấp phép xây dựng và tình trạng xây dựng… trong đô thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Gis trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Nguyễn Thị Thuý Hiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 125 - 129 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ Nguyễn Thị Thúy Hiên*, Đinh Việt Hùng, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ở thành phố Thái Nguyên, có một vấn đề lớn là các thông tin dạng bản đồ quy hoạch hiện nay chủ yếu tồn tại dưới dạng tài liệu giấy còn các thông tin liên quan khác lại phân tán, chưa tích hợp với thông tin dạng bản đồ để trở thành một hệ thống thông tin tổng thể. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS đã cho phép người sử dụng có thể truy cập các thông tin với kết quả từ tổng hợp đến chi tiết về việc sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật: cầu, đường, cây xanh, cấp thoát nước; công trình xây dựng: tên chủ hộ, cấp phép xây dựng và tình trạng xây dựng… trong đô thị. Từ khóa: quản lý đô thị, quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch, GIS. TỔNG QUAN* Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System) xuất hiện từ những năm 1960 và cho đến nay GIS đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Về cơ bản, GIS dựa trên một cơ sở dữ liệu (CSDL) có cấu trúc, có khả năng thể hiện điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ trên khía cạnh địa lý và theo thời gian. Với cách thức quản lý tích hợp dữ liệu không gian đồng thời với các thuộc tính đi kèm cùng với những công cụ liên kết dữ liệu, phân tích kết hợp, chồng xếp dữ liệu, GIS cho phép các nhà hoạch định chính sách phân tích đánh giá hiện trạng, dự báo tương lai, đề xuất các định hướng phát triển bền vững. GIS cũng hỗ trợ phổ biến thông tin đến người dân một cách thuận lợi và góp phần nâng cao tính minh bạch và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch và giám sát thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng (QHXD) đô thị thời gian qua nhìn chung còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu quản lý hiện nay. Ngoài ra, các thủ tục triển khai, theo dõi, báo cáo vẫn thực hiện thủ công gây ra sự rườm rà, * Tel: 0984436209; Email: bigzerotn@gmail.com tốn công sức, mất nhiều thời gian mà hiệu quả công việc không cao. Trong công tác quản lý đô thị nói chung và công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị nói riêng, các thông tin dạng bản đồ quy hoạch hiện nay vẫn đang chủ yếu tồn tại dưới dạng tài liệu giấy còn các thông tin liên quan khác lại phân tán, chưa tích hợp với thông tin dạng bản đồ để trở thành một hệ thống thông tin tổng thể. Vì thế, các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định đối với các bài toán về quy hoạch và quản lý quy hoạch do không được cung cấp đầy đủ và khai thác hiệu quả các thông tin về đô thị. Các nhà quản lý cần ứng dụng GIS, một công cụ hữu hiệu trợ giúp cho các cấp chính quyền để đưa ra quyết định chính xác thông qua việc thu thập, quản lý, phân tích và tích hợp thông tin địa lý, để tích hợp các thông tin dạng bản đồ với các dạng thông tin liên quan khác, xử lý thông tin kịp thời, phục vụ quá trình tra cứu và khai thác thông tin cho công tác quản lý đô thị. Với những ưu điểm của hệ thống thông tin địa lý GIS: nhập dữ liệu, lưu trữ, truy vấn, phân tích, hiển thị và xuất dữ liệu các thông tin liên quan đến quy hoạch xây dựng thì việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị sẽ giải quyết những nhu cầu thiết thực trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị;.v.v.. 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Thuý Hiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CẤU TRÚC CÁC NHÓM DỮ LIỆU VÀ LỚP DỮ LIỆU TRONG CSDL GIS Một trong những nhiệm vụ của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là quản lý việc sử dụng hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng, lập và xét bản đồ quy hoạch. Với mục tiêu là tạo sự tiện lợi, kinh tế, hài hòa giữa các chức năng của đô thị và các mối quan hệ của con người. Vì thế, CSDL GIS trong quản lý QHXD đô thị cần được xây dựng và hoàn thiện gồm 4 nhóm lớp dữ liệu: (1) dữ liệu nền và hành chính đô thị (kèm thông tin chung đô thị); (2) dữ liệu sử dụng đất đô thị; (3) dữ liệu sử dụng công trình hạ tầng đô thị; và (4) dữ liệu về công trình xây dựng trong đô thị và được thể hiện trong Bảng 1. Các nhóm dữ liệu được thu thập từ các định dạng bản đồ khác nhau ở tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000 đã được biên tập, chuẩn hóa và chuyển đổi về định dạng 106(06): 125 - 129 ArcGIS, sau đó tích hợp với thông tin thuộc tính để hoàn thiện CSDL GIS quản lý quy hoạch đô thị. Việc thông qua hệ thống thông tin để liên kết các cơ quan quản lý đô thị địa phương sẽ khắc phục những tồn tại trong công tác quy hoạch & quản lý đô thị để tránh việc thiếu đồng bộ, thống nhất trong việc liên lạc trao đổi thông tin. Các ban ngành trong hệ thống ...