Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) có thể mô tả như hành động
ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ
nào đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và đưa ra giải pháp phòng chống Dos, DDos
Nghiên cứu và đưa ra giải pháp phòng chống tấn
công DoS, DDoS
NGHIÊN CỨU VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DOS, DDOS
1.Khái niệm và phân loại
1.1Khái niệm
Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) có thể mô tả như hành động
ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ
nào đó.
Nó bao gồm: làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ… mà mục đích cuối cùng là
máy chủ (Server) không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy
trạm (Client).
1.2 Phân loại
Có 2 loại
Loại 1: Dựa theo đặc điểm của hệ thống bị tấn công: gây quá tải khiến hệ thống mất
khả năng phục vụ
•Tin tặc gửi rất nhiều yêu cầu dịch vụ, bắt chước như người dùng thực sự yêu cầu đối
với hệ thống
•Để giải quyết yêu cầu, hệ thống phải tốn tài nguyên (CPU, bộ nhớ, đường truyền,…).
Mà tài nguyên này thì là hữu hạn. Do đó hệ thống sẽ không còn tài nguyên để phục vụ
các yêu cầu sau
•Hình thức chủ yếu của kiểu này tấn công từ chối dịch vụ phân tán
Loại 2 : Làm cho hệ thống bị treo, tê liệt do tấn công vào đặc điểm của hệ thống hoặc
lỗi về an toàn thông tin
•Tin tặc lợi dụng kẽ hở an toàn thông tin của hệ thống để gửi các yêu cầu hoặc các gói
tin không hợp lệ (không đúng theo tiêu chuẩn) một cách cố ý, khiến cho hệ thống bị
tấn công khi nhận được yêu cầu hay gói tin này, xử lý không đúng hoặc không theo
trình tự đã được thiết kế, dẫn đến sự sụp đổ của chính hệ thống đó
•Điển hình là kiểu tấn công Ping of Death hoặc SYN Flood
2.Các cách thức tấn công
2.1 Tấn công thông qua kết nối
SYN Flood Attack
Được xem là một trong những kiểu tấn công DoS kinh điển nhất. Lợi dụng sơ hở của
thủ tục TCP khi “bắt tay ba chiều”, mỗi khi client (máy khách) muốn thực hiện kết nối
(connection) với server (máy chủ) thì nó thực hiện việc bắt tay ba lần (three – ways
handshake) thông qua các gói tin (packet).
Bước 1: Client (máy khách) sẽ gửi các gói tin (packet chứa SYN=1) đến máy chủ để
yêu cầu kết nối.
Bước 2: Khi nhận được gói tin này, server sẽ gửi lại gói tin SYN/ACK để thông báo cho
client biết là nó đã nhận được yêu cầu kết nối và chuẩn bị tài nguyên cho việc yêu cầu
này. Server sẽ giành một phần tài nguyên hệ thống như bộ nhớ đệm (cache) để nhận
và truyền dữ liệu. Ngoài ra, các thông tin khác của client như địa chỉ IP và cổng (port)
cũng được ghi nhận.
Bước 3: Cuối cùng, client hoàn tất việc bắt tay ba lần bằng cách hồi âm lại gói tin chứa
ACK cho server và tiến hành kết nối.
Do TCP là thủ tục tin cậy trong việc giao nhận (endtoend) nên trong lần bắt tay thứ
hai,server gửi các gói tin SYN/ACK trả lời lại client mà không nhận lại được hồi âm của
client để thực hiện kết nối thì nó vẫn bảo lưu nguồn tài nguyên chuẩn bị kết nối đó và
lập
lại việc gửi gói tin SYN/ACK cho client đến khi nào nhận được hồi đáp của máy client.
Điểm mấu chốt là ở đây là làm cho client không hồi đáp cho Server. Và có hàng nhiều,
nhiều client như thế trong khi server vẫn “ngây thơ” lặp lại việc gửi packet đó và giành
tài nguyên để chờ “người về” trong lúc tài nguyên của hệ thống là có giới hạn! Các
hacker tấn công sẽ tìm cách để đạt đến giới hạn đó.
Nếu quá trình đó kéo dài, server sẽ nhanh chóng trở nên quá tải, dẫn đến tình trạng
crash (treo) nên các yêu cầu hợp lệ sẽ bị từ chối không thể đáp ứng được. Có thể hình
dung quá trình này cũng giống hư khi máy tính cá nhân (PC) hay bị “treo” khi mở cùng
lúc quá nhiều chương trình cùng lúc vậy .
Thông thường, để giả địa chỉ IP gói tin, các hacker có thể dùng Raw Sockets (không
phải gói tin TCP hay UDP) để làm giả mạo hay ghi đè giả lên IP gốc của gói tin. Khi
một gói tin SYN với IP giả mạo được gửi đến server, nó cũng như bao gói tin khác, vẫn
hợp lệ đối với server và server sẽ cấp vùng tài nguyên cho đường truyền này, đồng
thời ghi nhận toàn bộ thông tin và gửi gói SYN/ACK ngược lại cho Client. Vì địa chỉ IP
của client là giả mạo nên sẽ không có client nào nhận được SYN/ACK packet này để
hồi đáp cho máy chủ. Sau một thời gian không nhận được gói tin ACK từ client, server
nghĩ rằng gói tin bị thất lạc nên lại tiếp tục gửi tiếp SYN/ACK, cứ như thế, các kết nối
(connections) tiếp tục mở.
Nếu như kẻ tấn công tiếp tục gửi nhiều gói tin SYN đến server thì cuối cùng server đã
không thể tiếp nhận thêm kết nối nào nữa, dù đó là các yêu cầu kết nối hợp lệ. Việc
không thể phục nữa cũng đồng nghĩa với việc máy chủ không tồn tại. Việc này cũng
đồng nghĩa với xảy ra nhiều tổn thất do ngưng trệ hoạt động, đặc biệt là trong các giao
dịch thương mại điện tử trực tuyến.
Đây không phải là kiểu tấn công bằng đường truyền cao, bởi vì chỉ cần một máy tính
nối internet qua ngã dialup đơn giản cũng có thể tấn công kiểu này (tất nhiên sẽ lâu
hơn chút).
2.2 Lợi dụng tài nguyên của nạn nhân để tấn công
Land Attack
•Tương tự như SYN flood
•Nhưng hacker sử dụng chính IP của mục tiêu cần tấn công để dùng làm địa chỉ IP
nguồn trong gói tin
•Đẩy mục tiêu vào một vòng lặp vô tận khi cố gắng thiết lập kết nối với chính nó
UDP flood
•Hacker gửi gói tin UDP echo với địa chỉ IP nguồn là cổng loopback của chính mục tiêu
cần tấn công hoặc của một máy tính trong cùng mạng
•Với mục tiêu sử dụng cổng UDP echo (port 7) để thiết lập việc gửi và nhận các gói tin
echo trên 2 máy tính (hoặc giữa mục tiêu với chính nó nếu mục tiêu có cấu hình cổng
loopback), khiến cho 2 máy tính này dần dần sử dụng hết băng thông của chúng, và
cản trở hoạt động chia sẻ tài nguyên mạng của các máy tính khác trong mạng
2.3 Sử dụng Băng Thông
DDoS (Distributed Denial of Service)
Xuất hiện vào mùa thu 1999, so với tấn công DoS cổ điển, sức mạnh của DDoS cao
hơn gấp nhiều lần. Hầu hết các cuộc tấn công DDoS nhằm vào việc chiếm dụng băng
thông (bandwidth) gây nghẽn mạch hệ thống dẫn đến hệ thống ngưng hoạt động. Để
thực hiện thì kẻ tấn công tìm cách chiếm dụng và điều khiển nhiều máy tính/mạng máy
tính trung gian (đóng vai trò zombie) từ nhiều nơi để đồng l ...
Nghiên cứu và đưa ra giải pháp phòng chống Dos, DDos
Số trang: 29
Loại file: docx
Dung lượng: 1.02 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giải pháp chống Dos gải pháp chống DDos các kiểu tấn công tấn công qua kết nối sử dụng băng thôngTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng An ninh mạng – KS. Trương Minh Tuấn
10 trang 24 0 0 -
Tài liệu: Tìm hiểu Hệ thống Firewall
71 trang 20 0 0 -
An toàn thông tin trên Internet
10 trang 19 0 0 -
Bài giảng CWNA: Chapter 05 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
24 trang 14 0 0 -
Đề tài: Xây dựng giải pháp phòng chống DDoS cho máy chủ web
101 trang 11 0 0