Danh mục tài liệu

Nghiên cứu và ứng dụng : Xây dựng thuật toán và chương trình tính toán năng lượng gió ở Việt Nam và đánh giá hiệu quả

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.53 KB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là một nước có tiềm năng về điện gió. Hiện nay, việc khai thác nguồn năng lượng này đã được đưa vào chương trình năng lượng Quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu sắc và toàn diện công nghệ khai thác năng lượng gió chưa được phổ cập. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về tiềm năng, quy hoạch cộng nghệ khai thác và hướng tiếp cận để đánh giá hiệu quả đầu tư trạm phong điện ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và ứng dụng : Xây dựng thuật toán và chương trình tính toán năng lượng gió ở Việt Nam và đánh giá hiệu quả KÕT QU¶ NGHI£N CøU Vµ øNG DôNG XÂY DỰNG THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PGS.TS Nguyễn Thượng Bằng 1; KS. Phạm Đức Cường 1 Tóm tắt: Việt Nam là một nước có tiềm năng về điện gió. Hiện nay, việc khai thác nguồn năng lượng này đã được đưa vào chương trình năng lượng Quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu sắc và toàn diện công nghệ khai thác năng lượng gió chưa được phổ cập. Bài báo này tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về tiềm năng, quy hoạch, công nghệ khai thác và hướng tiếp cận để đánh giá hiệu quả đầu tư trạm phong điện ở Việt Nam. Summary: Vietnam is a country with high potential of wind power. Currently, the exploitation of this energy resource has been included in the National energy program. However, insight and comprehensive research on exploiting of wind energy technology has not been popularized. The article summarizes some findings on the potential, planning, technology and approaches to assess the investment efficiency of wind power stations in Vietnam. Nhận ngày 10/8/2011; chỉnh sửa 23/8/2011; chấp nhận đăng 30/9/2011 1. Mở đầu Việt Nam có tiềm năng điện gió, tuy nhiên, hiện nay việc phát triển các dự án điện gió với quy mô công nghiệp ở Việt Nam còn khá chậm. Có nhiều lý do để giải thích vấn đề này. Nguyên nhân cơ bản là chưa có nghiên cứu quy hoạch các vùng phát triển điện gió ở Việt Nam và chưa có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính từ phía Chính phủ cho dạng năng lượng này. Kinh nghiệm từ các nước đã rất thành công trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng gió để phát điện đã cho thấy, những nơi có tiềm năng năng lượng gió cao thông thường tập trung tại các vị trí hẻo lánh, xa hệ thống lưới điện truyền tải hiện hữu. Do vậy, việc kết nối nhà máy điện gió thường sẽ phải đối mặt với vấn đề đảm bảo chất lượng điện năng (ổn định điện áp, dao động điện áp, tần số dòng điện), hướng truyền tải công suất... Vì vậy, giải pháp kết nối nhà máy điện gió cần phải được nghiên cứu và tính toán chi tiết cho từng vùng cụ thể. Bên cạnh đó thì tin học và tự động hóa quá trình tính toán thiết kế trạm điện gió là một lĩnh vực cần được quan tâm nghiên cứu. 2. Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam 2.1 Tiềm năng và quy hoạch phát triển năng lượng điện gió Về mặt tiềm năng gió: Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), tiềm năng điện gió ở độ cao 65m của Việt Nam [1], [9] được trình bày ở Bảng 1: 1 Viện Khoa học và Công nghệ Công trình thủy, Trường Đại học Xây dựng. E-mail: dhxd@vienctt.com 42 Sè 10/9-2011 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng KÕT QU¶ NGHI£N CøU Vµ øNG DôNG Bảng 1. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam (độ cao 65m) Tốc độ gió Kém Khá Tốt Rất tốt Rất rất tốt trung bình (9m/s) Diện tích 197.342 100.367 25.679 2.187 113 (km2) % trên tổng 60,6 30,8 7,8 0,7 0,1 diện tích Tiềm năng - 401.444 102.716 8.748 452 (MW) Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng năng lượng gió tương đối khá, nhất là khu vực duyên hải, tốc độ gió trung bình từ 7-7,5 m/s ở độ cao 65m. Đảo Côn Sơn có tiềm năng khá cao, tốc độ gió trung bình đạt 8-9 m/s. Hai huyện Duyên hải (tỉnh Trà Vinh) và huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre), tốc độ gió trung bình đạt 7-7,5 m/s. Khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, vùng núi Bảo Lộc có tiềm năng gió khá lớn, tốc độ gió đạt 7-7,5 m/s (cao độ so với mực nước biển 800-1000m). Trong khi đó, khu vực Pleiku và Buôn Mê Thuột (cao độ so với mực nước biển 500m) cũng có tiềm năng năng lượng gió tương đối tốt, tốc độ gió đạt 7 m/s. Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam có tiềm năng rất tốt, tốc độ gió từ 8-9,5 m/s, tuy nhiên những nơi này thường tập trung ở vùng núi cao độ 1600-2000m so với mực nước biển. Khu vực miền núi phía Tây Quy Nhơn và Tuy Hòa cao độ so với mực nước biển 1000-1200m, tốc độ gió đạt 7,5-7,8 m/s. Khu vực Huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), tốc độ gió trung bình 7-7,5 m/s. Khu vực Tuy Phong, Bắc Bình, bờ biển Nam Phan Thiết và đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) có tiềm năng năng lượng gió cũng khá lớn, trên các đỉnh núi khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng tốc độ gió trung bình lên đến 8-8,5 m/s. Khu vực Bắc Trung Bộ, dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Lào-Việt, những nơi có cao độ 1800m, tốc độ gió trung bình có thể lên đến 8,5-9 m/s, có nơi lên đến 9,0-9,5 m/s. Tuy nhiên, một số nơi có khả năng phát triển điện gió được tìm thấy th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: