Danh mục tài liệu

Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước ở đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.83 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời gian gần đây các áp lực từ quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên và nước thải từ các khu đô thị, dân cư quanh cũng như các hoạt động phát triển kinh tế trên đầm phá đã và đang dẫn đến những hệ quả xấu, làm biến đổi chất lượng nước, suy thoái tài nguyên thủy sinh vật và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của hệ đầm phá. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những kết quả xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TGCH. Góp phần quản lý tổng hợp và bảo vệ chất lượng môi trường nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước ở đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 5-16NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚCỞ ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾNguyễn Huy AnhViện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học HuếTóm tắt. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) phân bố trên chiều dài gần 70km, códiện tích khoảng 22.000 ha, nằm ở vùng ven bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế (TT-Huế). Trongthời gian gần đây các áp lực từ quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên và nước thải từ cáckhu đô thị, dân cư quanh cũng như các hoạt động phát triển kinh tế trên đầm phá đã và đangdẫn đến những hệ quả xấu, làm biến đổi chất lượng nước, suy thoái tài nguyên thủy sinh vậtvà giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của hệ đầm phá. Trong phạm vi bài báo này, chúngtôi sẽ trình bày những kết quả xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TGCH. Góp phần quản lý tổng hợp và bảo vệ chất lượng môi trường nước.1. Đặt vấn đềĐầm phá TG-CH phân bố trên chiều dài gần 70km, có diện tích khoảng 22.000ha, nằm ở vùng ven bờ của tỉnh Thừa thiên Huế (TT-Huế). Hệ sinh thái của đầm pháTG-CH được đánh giá cao về tính độc đáo và đa dạng về chủng loại. Với nguồn genphong phú và nhiều loài thủy, hải sản nước lợ. Theo các nghiên cứu trước đây cho thấyhệ thực vật đầm phá đã phát hiện được khoảng 400 loài: 250 loài thực vật phù du, 54loài vi tảo đáy, 43 loài rong tảo,13 loài thực vật thủy sinh, 31 loài thực vật cạn. Khu hệđộng vật đã phát hiện được 445 loài trong đó: động vật nổi 66 loài, động vật đáy 76 loài,230 loài cá và 73 loài chim [2, 3, 4]. Trong thời gian gần đây các áp lực từ quá trình sảnxuất, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường ở khu vực thượng nguồn và hạnguồn bao quanh đầm phá TG-CH cũng như các hoạt động phát triển kinh tế trên đầmphá đã và đang dẫn đến những hệ quả xấu, làm biến đổi chất lượng nước, suy thoái tàinguyên thủy sinh vật và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của đầm. Theo đó, các cơhội sử dụng tài nguyên thủy sản của đầm phá TT-Huế cũng bị hạn chế và mất dần đitrong tương lai. Chính vì vậy, việc xây dựng những giải pháp mang tính thống nhất,đồng bộ nhằm quản lý và bảo vệ môi trường nước của thủy vực đặc thù này là vấn đềhết sức cấp bách. Một trong những giải pháp quan trọng và có ý nghĩa then chốt đó làxây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước.2. Phương pháp nghiên cứuTrong giới hạn bài báo này chỉ giới thiệu kết quả nghiên cứu xây dựng mạng5Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước…6lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TG-CH bằng cách sử dụng phối hợp giữaphương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System – GIS)và phân tích tổng hợp.- GIS là phương pháp quan trọng và mang lại hiệu quả rất cao trong quá trìnhnghiên cứu, GIS có thể thiết kế bản đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường nước, tíchhợp các thông tin liên quan đến điểm quan trắc. Ngoài ra các modul của GIS có thểphân tích nội suy không gian tạo cơ sở cho việc xác định các vị trí quan trắc môi trườngnước của đầm phá TG-CH cũng như quản lý, cập nhật các thông tin, kết quả quan trắctừ đó đưa ra các dự báo cho chất lượng nước của đầm phá.- Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích vàđánh giá tổng hợp các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường trênhệ thống đầm phá TG-CH làm cơ sở cho việc đề xuất mạng lưới quan trắc một cách hợplý hơn.3. Kết quả nghiên cứu3.1. Hiện trạng môi trường nước đầm phá Tam Giang – Cầu HaiĐể có cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí các điểm quan trắc môi trườngnước trên hệ thống đầm phá TG-CH, trong thời gian nghiên cứu đã tiến hành 3 đợt khảosát và lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường nước. Để thuận lợi trong việc đánh giávà so sánh diễn biến môi trường nước qua các năm trong quá trình nghiên cứu đã chiahệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thành 4 thủy vực chính là: đầm Cầu Hai, đầm ThủyTú – Hà Trung, đầm Sam – Chuồn và phá Tam Giang.3.1.1. Đầm Cầu HaiBảng 1. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước đầm Cầu HaiTTThông số12345678910Nhiệt độpHDOCODNH4+NO3PO43FeMnColiformĐơn vịoCmg/lmg/lmg/lmg/lmg/lmg/lmg/lMPN/100mlNăm 2009Mùa khôMùa mưa(a)TB ± STB ± S (a)31,5026,208,107,805,707,9021,1010,100,020,180,150,730,010,0040,140,110,030,05935.3602.540QCVN 10:2008BTNMT (b)306,5 - 8,5530,1KQĐKQĐ0,10,11.000NGUYỄN HUY ANH7Ghi chú: (-): Không xác định; KQĐ: Không quy định; (a): n=30 cho các thông số cóSTT 1-3 và n=10 cho các thông số còn lại; (b): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcbiển ven bờ (áp dụng cho nuôi trồng thủy sản).Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước đầm Cầu Hai ở bảng trêncho thấy các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, pH, DO, NH4+, NO3-, PO43-, Mn đều thỏa mãn giớihạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT - áp dụng c ...

Tài liệu có liên quan: