Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng tại Hàn Quốc từ tháng 11/1961 với
việc phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ của BOK (MSBs). Hoạt động mua,
bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng giữa BOK với các ngân hàng
được thực hiện từ tháng 2/1969. Đến năm 1977 thì các định chế tài chính phi
ngân hàng được tham gia nghiệp vụ này. Từ năm 1986, nghiệp vụ thị trường
mở với quy mô đầy đủ (full-scale OMO) bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên,
cho đến tháng 3/1993, phương pháp đấu thầu cạnh tranh mới được áp dụng,
các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Hàn Quốc
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHTW HÀN QUỐC
- Lịch sử của nghiệp vụ thị trường mở tại NHTW Hàn Quốc (BOK):
Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng tại Hàn Quốc từ tháng 11/1961 với
việc phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ của BOK (MSBs). Hoạt động mua,
bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng giữa BOK với các ngân hàng
được thực hiện từ tháng 2/1969. Đến năm 1977 thì các định chế tài chính phi
ngân hàng được tham gia nghiệp vụ này. Từ năm 1986, nghiệp vụ thị trường
mở với quy mô đầy đủ (full-scale OMO) bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên,
cho đến tháng 3/1993, phương pháp đấu thầu cạnh tranh mới được áp dụng,
các trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng được giao dịch dưới hình thức
các thoả thuận mua lại (RPs). Từ tháng 2/1997, những trái phiếu đấu thầu
không thành công hoặc trái phiếu ổn định tiền tệ không còn được bán trực tiếp
cho các định chế tài chính. Từ đó, nghiệp vụ thị trường mở đã được hoàn thiện
và chuyển sang phương pháp đấu thầu hoàn toàn cạnh tranh. Với việc khai
trương hệ thống đấu thầu điện tử thông qua mạng BOK-Wire và hệ thống
thanh toán tổng thời gian thực của BOK (BOK’s Real Time Gross Settlement)
vào tháng 8/1997, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc thị trường đã được
thiết lập một cách vững chắc.
- Các đơn vị thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại BOK:
Vụ Chính sách tiền tệ (Phòng chính sách tín dụng và dự trữ) chịu trách nhiệm
lập kế hoạch về nghiệp vụ thị trường mở.
Vụ thị trường tài chính (Phòng nghiệp vụ thị trường mở) là đơn vị chịu trách
nhiệm thực thi các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày. Vụ này
quyết định các chi tiết của hoạt động tiền tệ, bao gồm việc lựa chọn công cụ,
thời gian, tần xuất và quy mô của hoạt động.
- Dự báo vốn khả dụng:
Vào cuối mỗi kỳ dự trữ, BOK tính dự trữ của ngân hàng trong kỳ dự trữ tiếp
theo bằng cách nhân giá trị tài sản nợ (thuộc đối tượng tính dự trữ bắt buộc)
với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Con số này thể hiện cầu về dự trữ của các ngân
hàng. BOK cũng dự báo cầu về dự trữ của khu vực tư nhân – đây là một chỉ số
quan trọng phản ánh cầu về dự trữ của ngân hàng – dựa trên thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, bao gồm việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng của các
công ty, lịch các ngày lễ và xu hướng mang tính lịch sử của các luồng tiền mặt.
Khi cầu dự trữ của các ngân hàng đã được xác định, BOK dự báo cung dự trữ
của các ngân hàng, chú trọng đến các yếu tố tự sinh (autonomous factors) tạo
1
ra cung dự trữ. Trong quá trình dự báo cung dự trữ, BOK tính đến thời hạn
phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ, các khoản cho vay tái chiết khấu
và thanh toán của BOK, sự can thiệp trên thị trường ngoại hối của BOK và các
luồng tiền vào/ra từ các ngân hàng. Trong kỳ duy trì dự trữ, BOK ước lượng
các yếu tố tự sinh dự trữ này và hàng ngày xem xét lại con số dự báo dựa trên
những thông tin mới nhận được.
Về phương diện lịch sử, tại Hàn Quốc khoản cho vay Chính phủ ròng (NLG)
thường biến động nhiều nhất, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 10 đến
tháng 2, phản ánh sự tập trung chi tiêu của Chính phủ vào cuối năm. Mặc dù
được xem xét lại hàng ngày, nhưng việc dự báo NLG là khó khăn nhất do khối
lượng và thời gian giải ngân các khoản chi tiêu của Chính phủ thay đổi thường
xuyên. Sự thay đổi của tài sản có ngoại tệ ròng cũng rất đáng kể, nhất là khi
thị trường ngoại hối dễ biến động hơn và BOK phải can thiệp nhiều vào thị
trường ngoại hối. Tuy nhiên, ngày giá trị của phần lớn các giao dịch trên thị
trường ngoại hối đã được chuyển từ “value today” sang “value tomorrow”
hoặc “value spot” như một phần của việc hiện đại hóa các thị trường ngoại
hối vào năm 1994, cho nên BOK hiện nay có thể biết được quy mô can thiệp ít
nhất là 1 ngày trước khi thanh toán.
Trong việc thu thập các luồng thông tin tác động đến các yếu tố tự sinh, BOK
không có bất kỳ sự dàn xếp mang tính thể chế nào. Để có được các dữ liệu
liên quan, các cán bộ của Vụ các thị trường tài chính thường xuyên gọi điện
thoại cho các Vụ chức năng có liên quan của BOK cũng như các đơn vị bên
ngoài, như Bộ tài chính và kinh tế cho đến các cơ quan thu thuế ở địa phương.
- Quản lý vốn khả dụng hàng ngày:
Một nhiệm vụ chính của OMO là điều tiết tiền dự trữ của các ngân hàng để
giữ cho lãi suất trên thị trường qua đêm (call market) phù hợp với lãi suất mục
tiêu Hội đồng chính sách tiền tệ đưa ra. Tại Hàn Quốc, cả các ngân hàng và
các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường qua đêm; dư thừa hay
thiếu hụt vốn khả dụng của các ngân hàng là 1 biến số quan trọng do sự dư
thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng của các định chế tài chính phi ngân hàng
được thể hiện trên tài khoản của họ tại các ngân hàng. BOK có thể tác động
đến thị trường qua đêm một cách trực tiếp thông qua OMO. Khi BOK tiếp
thêm hoặc rút bớt vốn khả dụng, dự trữ trên tài khoản của các ngân hàng tại
BOK thay đổi, đồng thời các ngân hàng cố gắng xử lý tình trạng dư thừa hoặc
thiếu hụt vốn khả dụng thông qua thị trường qua đêm. Từ đó dẫn đến sự thay
đổi lãi suất qua đêm. Để giữ cho lãi suất trên thị trường qua đêm phù hợp với
lãi suất mục tiêu, cung và cầu về dự trữ phải cân bằng, vì thế BOK cố gắng
dự báo cung, cầu dự trữ càng chính xác càng tốt. Trên cơ sở so sánh cung và
2
cầu dự trữ, BOK tính toán mức độ thiếu hụt hay dư thừa vốn khả dụng trước
khi quyết định quy mô của nghiệp vụ thị trường mở. Bên cạnh đó, các chỉ số
bổ sung khác cũng được BOK tính đến khi quyết định các hoạt động tiền tệ
hàng ngày, như: tỷ giá hối đoái, cung tiền M2, M3, lãi suất dài hạn, tín dụng
trong nước,…
Ví dụ: số dư dự trữ trên tài khoản tại BOK của các định chế tài chính vào ngày
2/8 là 14.240 tỷ Won. Do các hoạt động diễn ra trong nửa cuối tháng 7, dự trữ
của các ngân hàng dự kiến giảm đi 6.790 tỷ Won, tức số dư dự trữ của các
ngân hàng đến 2/8 dự kiến ở mức 7.450 tỷ Won. Nếu dự trữ bắt buộc đến
thời ...
Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Hàn Quốc
Số trang: 8
Loại file: doc
Dung lượng: 78.00 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
2 trang 515 0 0
-
6 trang 186 0 0
-
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 trang 157 0 0 -
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 2- HÀNG TỒN KHO
6 trang 143 0 0 -
Phân tích cơ bản - vàng và ngoại tệ
42 trang 100 0 0 -
Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển ngành kế toán Việt Nam?
11 trang 96 0 0 -
Không ưu đãi thuế, quỹ mở phải… khép
3 trang 88 0 0 -
Chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế
2 trang 83 0 0 -
Phòng ngừa rủi ro trong Ngân hàng thương mại
5 trang 76 0 0 -
Luật Chứng Khoán _ Số 70.2006.QH11
66 trang 75 0 0