
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng Mô hình chiến thắng Bạch Đằng 938 Ngô Quyền sinh năm Mậu Ngọ (898) ở xứ Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, thịxã Sơn Tây, Hà Nội, cùng quê với người anh hùng Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Chaông là Ngô Mân đã từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ, Ngô Quyền đã sốngtrong truyền thống yêu nước của quê hương.Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: Ngô Quyền có dung mạo khácthường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được mộtphương, nhân đó (Ngô Mân) mới đặt cho vua tên là Quyền. Khi vua lớn lên, tướng mạokhôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thểnâng được vạcLúc trưởng thành, Ngô Quyền có võ nghệ tinh thông và có chí lớn. Ông đã từng thamgia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La, đã từng theo Dương Đình Nghệ đánh đuổiquân Nam Hán, giải phóng thành Đại La năm 931.Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, vẫn tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ôngphong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái làDương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu. Chính quyền họ Dươngtồn tại bảy năm (từ năm 931 đén tháng 3 năm Đinh Dậu 937) thì Dương Đình Ngệ bị kẻphản bội là Kiều Công Tiễn (một viên tướng dưới quyền) sát hại để cướp đoạt chức Tiếtđộ sứ.Là người có tài đức và ý chí, ngay sau khi chủ tướng Dương Đình Nghệ bị sát hại, NgôQuyền sớm trở thành linh hồn của ngọn cờ yêu nước.Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử Vào những ngày mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền từ Ái châu đemquân ra hỏi tội Kiều Công Tiễn.Theo thần tích, truyền thuyết dân gian và gia đình họ Dương ở làng Ràng (xã Dương Xá,huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa) thì dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền, Dương TamKha (con Dương Đình Nghệ) và Đỗ Cảnh Thạc đã cầm quân tiến công thành Đại La,giết Kiều Công Tiễn.Dẹp xong nội loạn, Ngô Quyền vào thành họp bàn với các tướng lĩnh về kế hoạch chốngngoại xâm. Thành Đại La trở thành trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến chống quânNam Hán lần thứ hai. Hào kiệt bốn phương đem quân hội tụ về Đại La dưới cờ đại nghĩacủa người anh hùng dân tộc Ngô Quyền.Tại đây, một kế hoạch chiến đấu mưu trí và chắc thắng đã được Ngô Quyền và cáctướng lĩnh bàn định và thông qua. Trong một cuộc họp bàn, với lòng tự tin và làm chủtình thế, Ngô Quyền đề ra ý kiến như sau:Hoằng Thao là một đứa trẻ, lại đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe KiềuCông Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta sức cònmạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song giặc có lợi về thuyền chiến, nếu takhông phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nhưng ta sẽ cho ngườiđem theo cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt đầu nhọn bịt sắt, thuyền của chúngnhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bây giờ ta sẽ dễ bề chế ngự,không kế gì hay hơn kế ấy cả.Kế hoạch và việc lựa chọn chiến trường cho trận quyết chiến chiến lược đã được quyếtđịnh. Tướng sĩ ai cũng vui mừng, tin rằng chắc thắng. Sau đó, Ngô Quyền và bộ chỉ huytạm rời thành Đại La, kéo quân về vùng biển đông bắc chuẩn bị chiến trường đón đánhthủy quân Nam Hán.Theo thần tích và truyền thuyết dân gian các làng và hơn 30 đền thờ Ngô Quyền và cáctướng có công phá giặc Nam Hán đã được phát hiện, thì vùng đóng quân của NgôQuyền lúc bấy giờ được trải dài từ các làng Bình Kiều, Hạ Đoan tới Lương Khê, còn đạibản doanh thì đặt tại các thôn Lương Sâm, Gia Viện (đều thuộc huyện An Hải, HảiPhòng).Trước đây, đại bộ phận quân đội của Ngô Quyền là người Ái châu, nơi ông trấn trị.Trước nạn Nam Hán xâm lược, đạo quân này được bổ sung tăng cường và nhanh chóng.Nhân dân khắp nơi nô nức mang vũ khí, thuyền chiến tham gia và ủng hộ quân đội. Chỉriêng một thôn Gia Viện nơi Ngô Quyền đặt đại bản doanh cũng đã có hàng mấy chụctrai tráng dưới quyền chỉ huy của Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố tình nguyện nhập ngũ.Vùng cửa sông và hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm điểm quyết chiến.Sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là giao thông quan trọng từ biển Đông vàođất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thànhCổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông.Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có nhiều nhánh sông phụ đổ vào.Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh. Triều lên từ nửa đêm vềsáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ đến hơn 2km. Đến gầntrưa thì triều rút mạnh, chảy rất nhanhBấy giờ vào cuối năm 938. Trời rét, gió đông bắc tràn về, mưa dầm lê thê kéo dài hàngnửa tháng. Chính trong những ngày ấy, theo kế hoạch của Ngô Quyền, quân và dân talặn lội mưa rét, ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc.Hàng nghìn cây gỗ lim, sến, đầu được vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuốnghai bên bờ sông (quãng cửa Nam Triệu hiện nay) thành những hàng dài chắc chắn, đầucọc hướng chếch về phía nguồn.Khi triều rút các hàng cọc mới phơi ra, còn lúc sáng sớm nước mênh mông thì thuyềnlớn qua lại hai bên bờ vẫn dễ dàng. Trận địa cọc được tiến hành rất gấp rút và chỉ trongkhoảng thời gian hơn một tháng là mọi việc đã hoàn thành.Theo dự kiến của Ngô Quyền, trận đánh sẽ diễn ra ở phía trong bãi cọc. Tướng DươngTam Kha (con của Dương Đình Nghệ) chỉ huy đội quân bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập(con trai cả của Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đội quân bộ bên hữu ngạn, maiphục sẵn, phối hợp với thủy quân đánh tạt sườn đội hình quân địch và sẵn sàng diệt sốquân địch chạy lên bờ.Từ cửa biên ngược lên phía trên không xa là một đạo thủy quân mạnh phục sẵn do chínhNgô Quyền chỉ huy chặn ngay đường tiến lên của địch, chờ khi nước xuống sẽ xuôidòng đánh lại đội binh thuyền địch.Trận địa bố trí vừa xong thì binh thuyền Nam Hán từ Quảng Đông kéo sang. Cuộc chiếnđấu đã diễn ra như sự trù liệu và dự tính của Ngô Quyền đã vạch ra.Cả đoà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo án lịch sử bài giảng lịch sử lịch sử THPT lịch sử Việt Nam tài liệu lịch sửTài liệu có liên quan:
-
Giáo án Lịch sử 8 (Trọn bộ cả năm)
272 trang 248 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
173 trang 165 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 162 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 12: Lịch sử địa phương Quảng Nam
11 trang 111 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
69 trang 95 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 66 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 64 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 trang 63 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 62 0 0 -
11 trang 55 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 52 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 (Trọn bộ cả năm)
308 trang 50 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 48 0 0 -
26 trang 48 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 47 0 0 -
Bài giảng môn Lịch sử lớp 12 bài 7: Tây Âu
15 trang 47 0 0 -
183 trang 45 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
212 trang 45 0 0 -
4 trang 45 0 0