Danh mục tài liệu

Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam - Nguyễn Tùng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.63 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn tham khảo tài liệu "Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam" để nắm bắt một số kiến thức về ngôn ngữ và tiếng Hán trong xã hội Việt Nam truyền thống; văn học Hán-Việt; văn học chữ Nôm; sự kém phát triển của văn xuôi Việt Nam; ngôn ngữ, chữ viết, văn học ở Triều Tiên và Nhật Bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam - Nguyễn TùngNGÔN NGỮ, CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT NAM Nguyễn Tùng* Tóm tắt Từ thế kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XX, văn học Hán-Việt phát triển song song với văn học nôm. Do có những chức năng tư tưởng và chính trị vô cùng quan trọng, văn học Hán-Việt chiếm vị trí chính thức trong khi văn học nôm, hầu như gồm toàn thi ca, chỉ đóng vai trò giải trí. Theo tác giả tình trạng nghịch lý đó phát xuất từ ưu thế tuyệt đối mà chữ và tiếng Hán vẫn tiếp tục chiếm lĩnh cả ngàn năm sau khi Việt Nam thu hồi được độc lập, vì chúng gắn liền với những định chế quan trọng nhất của xã hội Việt Nam như hệ tư tưởng, giáo dục, hệ thống quan lại và thực tiễn hành chính. Sau khi chính quyền thuộc địa Pháp thay chữ Hán bằng chữ quốc ngữ, một nền văn học mới mở rộ, trong đó văn xuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng, do tác động của các biến đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế và văn hoá. Dù giành được độc lập vào năm 938 sau hơn 11 thế kỷ bị TrungQuốc đô hộ, nhưng Việt Nam chẳng bao giờ thoát khỏi sự chi phối củangôn ngữ cũng như chữ viết của người Hán: chúng vẫn tiếp tục chiếmvị trí chính thức trong gần một nghìn năm. Hiện tượng này dường nhưmâu thuẫn hoàn toàn với tinh thần bất khuất kiên cường của người Việttrong công cuộc đấu tranh trường kỳ nhằm bảo vệ nền độc lập chính trịcủa mình. Chỉ vào khoảng từ thế kỷ XIII trở đi, song song với văn họctruyền khẩu chắc đã có từ lâu đời, văn học Nôm mới bắt đầu xuất hiệnbên cạnh văn học Hán-Việt. Chủ yếu viết bằng văn vần, văn học Nômcho đến đầu thế kỷ XX vẫn chỉ có chức năng tiêu khiển. Trong bài này, chúng tôi sẽ thử trình bày và lý giải tình trạng, mớinhìn qua, có phần nghịch lý này, nhất là khi ta so sánh nó với tình hìnhvăn học ở Triều Tiên và nhất là ở Nhật Bản.Ngôn ngữ và tiếng Hán trong xã hội Việt Nam truyền thống Ngoại trừ Singapore (mà đa số cư dân có gốc Hán), Việt Nam lànước duy nhất ở Ðông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoáNguyễn Tùng, Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam 117Hán. Sở dĩ ảnh hưởng này được lâu bền như vậy chủ yếu là nhờ việcsử dụng chữ Hán và tiếng Hán-Việt. Ðược du nhập vào Việt Nam ởphía bắc đèo Ngang ít ra vào cuối thế kỷ thứ III, chữ Hán đã được quanlại1 cũng như sĩ phu Trung Quốc chạy loạn vào Việt Nam truyền bá.Trong hơn 11 thế kỷ, không những quan lại, binh lính, thương nhânTrung Quốc và gia quyến của họ mà cả các gia đình Hán-Việt (chồngHán vợ Việt hoặc hậu duệ của họ) cũng như giới người Việt bị Hánhoá đã sử dụng chữ và tiếng Hán. Tình hình đó chắc chắn đã ảnhhưởng sâu sắc đến sự biến đổi của tiếng Việt, nhất là về mặt từ vựng.Theo Nguyễn Tài Cẩn [1998], tiếng Việt hiện đại còn giữ cách phát âmrất cổ, ngay cả trước công nguyên, của nhiều từ Hán như tươi (tiên),lười (lãn), tỏi (toán), mài (ma), ngói (ngoã), thổi (xuy)... Sau khi giành được độc lập, các triều đại Việt Nam vẫn tiếp tụcdùng tiếng Hán-Việt như là ngôn ngữ chính thức cho đến thế kỷ XX.Tiếng Hán-Việt phản ánh cách người Việt phát âm tiếng Hán vào haithế kỷ VIII và IX ở Giao Châu. Từ khoảng nửa thế kỷ thứ X trở đi, dokhông còn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người Việt và người Hán, nêntiếng Hán-Việt dần dà trở thành một thứ tử ngữ: chỉ để viết chứ khôngphải để nói, nó biến đổi song song với tiếng Việt và hầu như hoàn toànđộc lập với tiếng Hán được sử dụng ở Trung Quốc [xem Nguyễn TàiCẩn, 1998, 9]. Vào năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức khoá thi đầu tiên đểchọn người hiểu sâu kinh sách và có kiến thức rộng (minh kinh báchọc). Không đều và cách nhau nhiều năm dưới triều Lý (1010-1225),các kỳ thi được tổ chức bảy năm một lần dưới triều Trần (1225-1400)rồi cứ ba năm một lần từ năm 1463 dưới đời Lê Thánh Tông. Thi cửtrở thành một trong những định chế quan trọng vào bậc nhất cho sự ổnđịnh của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Nó là mục tiêu của hệ thốnggiáo dục truyền thống. Trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để bướcvào hoạn lộ, vượt xa tất cả các phương tiện khác, các cuộc thi hươngvà thi hội cung cấp cho triều đình, ở Việt Nam cũng như ở TrungQuốc, một đội ngũ trí thức ưu tú, một kho dự trữ các quan lại quenthuộc với các vấn đề chính trị lớn, cùng có một văn hoá chung, đãđược đào tạo để đảm nhận các nhiệm vụ hành chính và nhất là rất kỷluật nhờ được huấn luyện như nhau [Balazs 1960, 31]. Giáo dục chủyếu vẫn dựa vào Tứ Thư và Ngũ Kinh theo diễn dịch của Tống Nho,đặc biệt của Chu Hi. Các lối văn cử nghiệp được dùng trong các kỳ thihương và thi hội phản ánh rất rõ chức năng tuyển chọn quan lại của thicử. Thật vậy, ngoài một vài thay đổi nhỏ, các kỳ thi gồm có các mônsau đây: kinh nghĩa (bài văn nhằm giải thích ý nghĩa của một câu trích118 THỜI ÐẠI số 6trong tứ thư hay ngũ kinh), văn sách (bài văn trả lời một số câu hỏi đặtra nhằm kiểm tra ...