Danh mục tài liệu

Ngữ văn lớp 11 tuần 31: Một thời đại trong thi ca - Giáo án

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 104.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về thơ cũ, thơ mới. Đánh giá được đoạn trích theo yêu cầu của thể văn tiểu luận và phê bình. Hiểu được những đặc sắc trong phong cách phê bình và tiểu luận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ văn lớp 11 tuần 31: Một thời đại trong thi ca - Giáo án GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) A. Phần chuẩn bị: I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về thơ cũ, thơ mới. - Đánh giá được đoạn trích theo yêu cầu của thể văn tiểu luận và phê bình. - Hiểu được những đặc sắc trong phong cách phê bình và tiểu luận của HoàiThanh. - Rèn kỹ năng phân tích văn nghị luận. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: - Nghiên cứu tài liệu: . SGK Văn 11 - Ban Khoa học xã hội. . Thi nhân Việt Nam (NXB...) . Hoài Thanh - Vũ Ngọc Phan - Hải Triều (...) - Soạn giáo án. 2. Trò: - Tìm văn bản tác phẩm. - Soạn theo hướng dẫn của giáo viên. B. Phần trên lớp: Tiết 100 I. Kiểm tra bài cũ: (10) 1. Câu hỏi: Phân tích cảnh gặp gỡ giữa hai cha con Trần Văn Sửu (trongđoạn trích Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh)? 2. Yêu cầu: HS phân tích, đảm bảo được những ý cơ bản sau: - Cảnh huống gặp gỡ giữa hai cha con TVS là một cảnh huống đầy kịch tính,được nhà văn sắp xếp theo hướng đẩy cao dần tình huống kịch: . Sự xuất hiện của thằng Tí ngay sau khi Sửu bỏ đi. . Thằng Tí đuổi theo cha, cảnh rượt đuổi giữa hai cha con cười ra nước mắt. . Thằng Tí đuổi kịp cha nó đúng lúc người cha định tự vẫn. - Tình huống kịch được giải tỏa bằng việc thằng Tí kịp thời ngăn cha, haicha con gặp lại nhau. - Cảnh tượng hai cha con gặp nhau được nhà văn miêu tả chi tiết từ hànhđộng đến lời thoại và đầy cảm động. - Cảnh gặp gỡ ấy là biểu hiện sâu sắc của tình nghĩa cha con sâu nặng. II. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc đầu thế kỷXX. Suốt cuộc đời lao động say mê và nghiêm túc, ông đã cống hiến cho nền vănhọc VN nhiều tác phẩm phê bình, nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị.Một thời đại trong thi ca của ông là tác phẩm tiêu biểu. I/ Tác giả - tác phẩm: 1/ Tác giả: GV: Nêu hiểu biết của em về tiểu sử của Hoài Thanh? HS: Nêu khái quát * Tiểu sử: GV: - Hoài Thanh, tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909 tại NghệAn. Thuở nhỏ học chữ Hán, sau học trường Pháp - Việt, đỗ tú tài phần thứ nhất ởHà Nội. Khoảng những năm 1926 - 1928, tham gia phong trào yêu nước, trở thànhđảng viên Đảng Tân Việt, từng bị chính quyền thực dân bắt giam và kết án. - Sau những năm 1930, 1931 vào Huế làm việc cho nhà in Đắc Lập và viếtcho một số tờ báo. Trong thời gian này, Hoài Thanh chủ động tranh luận với HảiTriều về quan điểm nghệ thuật. GV: Giới thiệu về văn nghiệp của Hoài Thanh? HS: * Văn nghiệp: - Hoài Thanh bước vào nghiệp văn từ rất sớm. Từ viết báo, sau viết văn(Chủ yếu là các bài tranh luận về quan điểm nghệ thuật cùng với một số văn nghệsĩ khác), Hoài Thanh dần đi sâu vào con đường nghiên cứu, phê bình văn học. Ôngđặc biệt chú ý đến những tác phẩm văn học có giá trị và những hiện tượng, nhữnghệ quan điểm, những xu hướng văn học nổi bật của văn học đương thời. - GS Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: HT dường như sinh ra để đọc thơ, bìnhthơ. Ông say mê theo dõi phong trào Thơ mới khởi lên từ năm 1932, đến năm1941 thì cùng Hoài Chân (người em trai) xuất bản tập Thi nhân Việt Nam nổitiếng. - Tác phẩm chính trước cách mạng: . Cuốn Văn chương và hành động (1936). . Cuốn Thi nhân Việt Nam (Năm 1941 - 1944): Với tập sách này, HT xứngđáng được xem là người đại diện ý thức cho phong trào Thơ mới. Đây là cuốn tiểuthuyết tuyển chọn Thơ mới bằng cặp mắt xanh sáng suốt và tinh tế, kèm theo mộtbài tổng kết rất công phu và có giá trị khoa học về phong trào văn học này cùngvới nhiều lời bình ngắn gọn mà đầy tài hoa về các hồn thơ (Nguyễn Đăng Mạnh -Những bài giảng về tác gia văn học VN hiện đại, NXB ĐHSP, 2005. Tr. 534). - Sau cách mạng, Hoài Thanh tham gia lãnh đạo công tác văn hóa văn nghệ(Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc thành phố Huế; UV thường vụ Hội Văn nghệ VN;Viện phó Viện Văn học; Tổng thư ký BCH Hội liên hiệp VHNT; Tổng biên tậptuần báo Văn Nghệ...), song ông trước sau vẫn thủy chung trọn vẹn với sự nghiệpphê bình văn học. Tự nguyện gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhândân, ông dứt khoát từ bỏ quan điểm nghệ thuật trước kia, dùng ngòi bút phục vụkháng chiến và xây dựng đất nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài viết, nhiều côngtrình nghiên cứu văn học có giá trị. Ngòi bút của HT không phải không có nhữngchỗ giáo điều, máy móc, nhưng dù sao cũng có thể xem là tiêu biểu cho ý thức vănhọc một thời. - Tác phẩm chính sau cách mạng: . Có một nền văn hóa VN (1946) . Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949) . Nói chuyện thơ kháng chiến (19 ...