Danh mục tài liệu

Nguồn gốc của sự ham mê săn tìm cái mới trong nghệ thuật

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.54 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Modigliani, Khoả thân (1916) Trong hội hoạ ở phương tây, có một hiện tượng khó giải thích, nếu ta chỉ đơn thuần đứng trên bình diện mỹ học để suy luận, đó là sự thay đổi liên tục từ cách thể hiện, đến quan niệm về cái đẹp, từ ít ra hơn 25 thế kỷ nay, kể từ Platon, trải qua nhiều thời kỳ nghệ thuật, với nhiều trường phái nối tiếp theo nhau. Trường phái nghệ thuật nào cũng cho rằng cách nhìn và cách thể hiện của mình là đúng, lý thuyết của mình là vững chắc, và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc của sự ham mê săn tìm cái mới trong nghệ thuật Nguồn gốc của sự ham mê săn tìm cái mới trong nghệ thuật Văn Ngọc Modigliani, Khoả thân (1916) Trong hội hoạ ở phương tây, có một hiện tượng khó giải thích, nếu ta chỉ đơn thuần đứng trên bình diện mỹ học để suy luận, đó là sự thay đổi liên tục từ cách thể hiện, đến quan niệm về cái đẹp, từ ít ra hơn 25 thế kỷ nay, kể từ Platon, trải qua nhiều thời kỳ nghệ thuật, với nhiều trường phái nối tiếp theo nhau. Trường phái nghệ thuật nào cũng cho rằng cách nhìn và cách thể hiện của mình là đúng, lý thuyết của mình là vững chắc, và đã đem đến cho nghệ thuật một cái gì mới mẻ. Cá nhân các nghệ sĩ khi sáng tác cũng đều nhằm một mục đích : săn tìm cái mới, cái mà chưa ai làm trước mình, và nói lên được cái tôi độc đáo của mình. Trong cuộc chạy đua với chính mình, nhằm vượt xa hơn cái mình đã sáng tạo ra, người hoạ sĩ ít khi nào hoàn toàn thoả mãn. Vì thế mà sau mỗi tác phẩm, một cuộc săn tìm mới lại bắt đầu. Tác phẩm đến sau như đẩy lùi, phủ nhận, ít ra một phần nào, tác phẩm đến trước, nhưng đôi khi cũng đem đến một sự gì mới mẻ. Với sự ra đời của tác phẩm Diễn từ về phương pháp luận của Descartes (1637), vai trò của chủ thể (cái tôi) bắt đầu có một địa vị xứng đáng trong triết học. Bước vào thế kỷ XVIII, nhờ ở những phát hiện của các triết gia, như Jean-Pierre de Crousaz (1715), David Hume (1757), và nhất là Kant (1790), cái đẹp được xem như chỉ có tính chất chủ quan, nó không tồn tại ở trong bản thân sự vật, mà tuỳ thuộc ở sự phán đoán của chủ thể. Nghệ thuật ở phương tây, nói chung, càng về sau này, kể từ giữa thế kỷ XIX trở đi, khi ý thức về cái tôi, và về quyền tự do cá nhân càng phát triển bao nhiêu, thì cái xu hướng cá nhân hoá tác phẩm lại càng được đẩy xa hơn bấy nhiêu. Song, dưới con mắt của người thưởng thức nghệ thuật, cũng như đối với dư luận, nói chung, thì cái đúng, cái sai, trong nghệ thuật, quả là khó mà quyết đoán được, do đó không có cái gì là phải loại bỏ một cách dứt khoát : mỗi phong cách, mỗi thời kỳ nghệ thuật đều có cái hay, cái dở của nó, tuỳ theo những điều kiện xã hội đã tạo ra nó, cũng như tuỳ theo trình độ hiểu biết về nghệ thuật, và cảm nhận của quần chúng ở từng thời. Tuy nhiên, trong một cộng đồng xã hội, người ta bó buộc phải đi đến một sự đồng thuận về cái đẹp, và sự đồng thuận ấy chỉ có thể dựa trên những giá trị phổ quát đã được nhiều thế hệ người am hiểu nhìn nhận : đó là những giá trị đã trở thành những tiêu chuẩn, quy ước của cái đẹp trong từng phong cách, từng trường phái, từng nền nghệ thuật của mỗi dân tộc, kể cả nghệ thuật dân gian, truyền thống. Cũng như, trong cuộc tranh chấp giữa các trường phái nghệ thuật, dường như cuối cùng không có trường phái nào thắng hẳn, mà cũng không có trường phái nào thua hẳn (trừ trường hợp những nền nghệ thuật hàn lâm, chính thống, không có giá trị nghệ thuật cao, nhưng lại được sự hỗ trợ, áp đặt, nhất thời của tầng lớp thống trị, và rồi cũng bị thời gian đào thải, hoặc bị hậu thế vạch mặt chỉ tên, đó là trường hợp hội hoạ kinh viện Pháp ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà những người đại diện là William Bougereau, Léon Gérome, v.v.(Viện bảo tàng Orsay). Điển hình nhất là hiện tượng trường phái ấn tượng, mặc dầu có một lúc đã bị hầu hết các trường phái hội hoạ hiện đại ra đời vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khinh rẻ, song qua thời gian, vẫn đứng vững, vẫn giữ được những giá trị riêng của mình, và cho đến ngày nay vẫn được một số không ít người hâm mộ. Điều này càng cho ta thấy rằng giá trị của tác phẩm nghệ thuật chủ yếu tuỳ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của người thưởng thức, nó tuỳ ở cái gu của quần chúng, và của những luồng dư luận biết lèo lái cái gu đó, chứ không tuỳ thuộc vào những tiêu chuẩn, quy ước, của trường phái này, hay trường phái nọ. Chúng ta biết rằng, các hoạ sĩ một khi đã có một ý tưởng về cái đẹp riêng của mình, thì cuộc săn tìm của họ là nhằm thể hiện cho được cái đẹp lý tưởng ấy, bằng cách này, hay cách khác. Mỗi tác phẩm là một cuộc truy tìm khác nhau, mặc dầu vẫn nhắm cùng một mục đích trên. Cũng bởi vì không bao giờ thoả mãn hẳn được với tác phẩm của mình, cho nên các hoạ sĩ thường luôn luôn đi tìm cái gì khác hơn, mới mẻ hơn, để xích lại gần hơn với cái đẹp lý tưởng, mà đôi khi chỉ lung linh, mờ ảo, trong trí óc họ. Đôi khi, nghệ thuật thời thượng ở một thời kỳ nào đó, không chỉ có một giá trị nhất thời, mà còn được các đời sau yêu thích, tôn trọng. Đó là nhờ ở những giá trị phổ quát mà các tác phẩm của nền nghệ thuật đó chuyên chở, nhưng mặt khác cũng là nhờ ở cái vốn văn hoá mà người đời sau có được, cho phép họ nhận biết những giá trị ấy. Xem như vậy, trong truyền thống nghệ thuật ở phương Tây, sự ham mê đi tìm cái đẹp, cái mới, là một hiện tượng không mâu thuẫn với thái độ chung có tính triết học của con người phương Tây đối với chân lý. Song, sự ham mê đó phần nào đã bị hạn chế ngay từ đầu, vì cái đẹp, cái mới, mà nó truy tìm lại chỉ có một giá trị chủ quan (Kant), và muốn cho người kh ...