Danh mục tài liệu

Ngưu là con bò tót

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.89 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một thầy đồ dốt, ngồi dạy học ở nhà nọ. Có nhiều chữ thầy không biết, nên phải đi hỏi người ngoài rồi mới về dạy lại. Một hôm, dạy đến chữ "bôn" nghĩa là chạy, chữ chồng lên nhau, đoán mãi không ra chữ gì, mới hỏi dò người ta: - Có giống gì khoẻ bằng ba con trâu không nhỉ? Có người bảo: - Có giống bò tót.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngưu là con bò tótNgưu là con bò tótMột thầy đồ dốt, ngồi dạy học ở nhà nọ. Có nhiều chữ thầy không biết, nên phải đihỏi người ngoài rồi mới về dạy lại.Một hôm, dạy đến chữ bôn nghĩa là chạy, chữ chồng lên nhau, đoán mãi khôngra chữ gì, mới hỏi dò người ta:- Có giống gì khoẻ bằng ba con trâu không nhỉ?Có người bảo:- Có giống bò tót.Thầy về dạy học trò:- Ngưu là con bò tót.Một hôm khác, thầy lại đến dạy chữ đinh, mặt chữ thì biết, mà nghĩa thì lạikhông hay, nhưng vội quá, không kịp đi hỏi. Thấy chữ viết giống như cái giằng cốixay, thầy bèn dạy liều:- Ðinh là giằng cối xay.Nhà chủ thấy thầy dốt quá, đành mời thầy cắp tráp ra cửa và đọc tiễn thầy một bàithơ: Tam đại con gàXưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời Xấu hay làm tốt, dốt hay chơichữ, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tamthiên tự, sau chữ tước là chim sẻ, đến chữ kê là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nétrắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: Dủ dỉ là con dùdì. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọckhẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dươngđể xem chữ ấy có phải thật là dù dì không. Thổ công cho ba đài được cả ba.Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọccho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:- Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào,giở sách ra xem, hỏi thầy:- Chết chửa! Chữ kê là gà, sao thầy lại dạy ra dủ dỉ là con dù dì?Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa, nhưngnhanh trí thầy vội nói gỡ:- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ kê mà kê nghĩa là gà nhưng tôi dạy cháu thế làdạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:- Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?- Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà. Đôi câu đối chọiThầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ramột vế đối: Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc (Thần nông dạy dân trồng ngũcốc).Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầugãi tai:- Thưa thầy, chữ thần con xin đối với chữ thánh có chọi không ạ?Thầy nói:- Ðược lắm!Anh ta lại hỏi:- Chữ nông, con đối với sâu, có chọi không ạ?Thầy nói:- Ðược lắm!Anh ta lại hỏi tiếp:- Chữ giáo đối với gươm, dân đối với vua có chọi không ạ?Thầy gật đầu:- Ðược lắm, được lắm!Anh ta lẩm nhẩm: Nghệ đối với gừng, ngũ đối với tam, cốc đối với cò.Cuối cùng anh ta xin đọc:- Bây giờ con xin đối ạ! Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc con xin đối là: Thánhsâu gươm vua gừng tam cò.