Danh mục tài liệu

Nguyễn Bính - Người kể chuyện chân quê

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.47 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích thơ Nguyễn Bính, người kể chuyện chân quê thông qua nội dung và hình thức cũng như những đặc trưng về giọng điệu, nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Bính - Người kể chuyện chân quêTạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008 NGUYỄN BÍNH – NGƯỜI KỂ CHUYỆN CHÂN QUÊ Lý Toàn Thắng* Bây giờ, giữa vòng vây của cuộc sống thành thị ồn ào, vội vã, đầy phiềnmuộn và bất trắc, ta thường hay ước ao có được một ngày thảnh thơi để đi về mộtmiền thôn dã - nơi có không gian của bến nước bờ ngô, có sắc màu của ruộng lúahồ sen, có hương vị của hoa cau, hoa sói, và trên hết, có những người đàn ôngđàn bà thuần phác, hiền lành,… Nhưng nếu ta không kiếm ra được một ngày như thwế, một ngày “giang hồvặt” như Vũ Hoàng Chương từng gọi và kể lại (một ngày lãng du cùng Tô Hoàivà Nguyễn Bính) thì ta cũng có thể đành lòng vậy, tạm làm theo một cách khác:đóng cửa phòng lại, một mình, và tìm về với Nguyễn Bính, đọc những dòng thơLục Bát chân quê của ông, đầy hương đồng gió nội, có duyên làm sao, tài hoalàm sao... Hoài Thanh xếp Nguyễn Bính vào “dòng Việt”, tức là gồm một số ít nhà thơmà “thơ của họ có tính cách Việt Nam rất rõ rệt”, “có chịu ảnh hưởng phươngTây nhưng rất ít và cũng không chịu ảnh hưởng của thơ Đường” (như Lưu TrọngLư, như Nguyễn Nhược Pháp,…). Ông cũng đánh giá rằng: “Sau này NguyễnBính đi tìm chất Việt Nam lại trở về ca dao. Thơ Nguyễn Bính có cái vẻ mộc mạccủa những câu hát đồng quê”. Thơ Nguyễn Bính mang đậm hồn quê - đọc thơ ông ai cũng thấy vậy, cảmvậy, một cách dễ dàng, một cách thấm thía. Về nội dung, ta dễ thấy cái hồn quê này trong thế giới nghệ thuật của ông,một thế giới đậm đặc những sự vật, cảnh vật của chốn thôn quê: nào cây chanhcây bưởi, hàng cau giàn giầu, nào bến đò con sông, giếng đá vườn dâu, nào đámlễ chùa đám hội chèo, nào thôn Đông thôn Đoài, nào anh lái đò, cô hái mơ… Về hình thức, vẻ chân quê ấy dễ thấy nhất là thơ Lục Bát. Những câu thơLục Bát của ông đọc lên nghe quen thân như ca dao, nhưng là ca dao của riêngông, của Nguyễn Bính, với một giọng điệu riêng, không lẫn vào ai.* GS. TSKH. – Viện Ngôn ngữ học 3Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Lý Toàn Thắng Trong kho tàng thơ Việt Nam, may thay, có rất nhiều bài “thơ”, câu “thơ”Lục Bát, đẹp và hay, như ở Ca dao, như ở truyện “Kiều” của Nguyễn Du, như ởthời Thơ Mới của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận,… rồi sau này như của Tố Hữu,Nguyễn Duy,… Những câu Lục Bát đích thực là thơ, của những chân tài, cònmãi với thời gian: Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san (Nguyễn Du) Mây hồng ngừng lại sau đèo Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi (Thế Lữ) Lá hồng rơi lặng ngõ thôn Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương (Xuân Diệu) Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi (Huy Cận) Và nhất là Lục Bát của Nguyễn Bính, riêng đi một tài hoa, cái tài hoa làm taxúc động đến nao lòng vì được trở về với hồn xưa của ta, gốc gác làng quê củata, mà chỉ bằng những lời thơ mộc mạc đến đơn sơ! Cái tài hoa làm ra những câuthơ tự nhiên, chân tình đến mức ta cứ nghĩ không phải ông làm ra chúng, mà làchúng tự chảy ra từ hồn ông, như những dòng nước mùa xuân chảy ra từ hồn núi. Những lời thơ ấy của ông đẹp như người thiếu nữ thôn quê, e ấp, kín đáo,mà rất ý vị, mặn mà… Đọc thơ Nguyễn Bính không thấy có gì đặc biệt về vần điệu. Âu cũng làđiều dễ hiểu, vì thơ Lục Bát vốn rất nghiêm ngặt về vần Bằng ở chữ thứ sáu củacâu Lục và chữ thứ sáu của câu Bát. Thanh điệu thơ ông, sự hòa phối Bằng-Trắc, Cao-Thấp giữa các thanh trongmỗi dòng thơ, nhìn chung, cũng không được ông dụng công nhiều, như một hainhà thơ khác. Tôi nói là “nhìn chung”, vì sự thực, Nguyễn Bính cũng có nhữngcâu rất tài, rất hay, ví dụ: Hôm qua em đi tỉnh về4Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008 Câu này là một câu thơ phá cách, không theo âm luật Lục Bát phải có thanhTrắc ở chữ thứ tư. Nguyễn Bính dùng một thanh Bằng: “đi”, nhưng câu thơ nghevẫn êm xuôi, ấy là nhờ hơi thơ đi rất tự nhiên, y như trong ca dao: Con cò mà đi ăn đêm Câu cú chữ nghĩa trong thơ ông cũng vậy, có vẻ như ông không bỏ côngsức gì lắm, để có được những “nhãn tự” chói ngời lên giữa dòng thơ. Tất cả - là vì thơ Nguyễn Bính không chú mục tả cảnh, tả tình; Lục Bát tựsự mới là khó, như chính ông từng bảo vậy! ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: